🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nền kinh tế Nga có thể chống đỡ các lệnh trừng phạt trong bao lâu?

Ngày đăng 18:42 21/04/2022
Nền kinh tế Nga có thể chống đỡ các lệnh trừng phạt trong bao lâu?
MCD
-
HG
-
SBA
-

Vietstock - Nền kinh tế Nga có thể chống đỡ các lệnh trừng phạt trong bao lâu?

Bảy tuần sau khi triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn hơn những gì các chuyên gia dự đoán.

Ngân hàng Nga. Ảnh: AFP

Theo đài CNA, trước khi xung đột nổ ra, nền kinh tế Nga dù khó khăn nhưng vẫn đứng vững trước các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn. Các nhà kinh tế học nhận định “nền kinh tế Nga đang bị sa vào vũng lầy nên không thể rơi khỏi vách đá”.

Nợ chính phủ thấp, quỹ đầu tư quốc gia vững chắc, nguồn dự trữ ngoại hối lớn đã giúp ổn định nền tinh tế vĩ mô của Nga. Mặt khác, chính sách tài khóa thận trọng và các chính sách tiền tệ phù hợp để đối phó với lạm phát cũng góp phần vào đà tăng trưởng khiêm tốn nhưng ổn định của Nga.

Do đó, trước thềm xung đột, nên kinh tế vĩ mô của Nga được ví như một “pháo đài” có thể chống đỡ mọi lệnh trừng phạt. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của nước này cho rằng hậu quả nặng nề nhất mà phương Tây có thể gây ra là loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT.

Song từ năm 2014, sau khi Mỹ đe dọa loại Nga khỏi SWIFT, nước này bắt đầu xây dựng một giải pháp thay thế trong nước – đó là hệ thống giao dịch tài chính SPFS. Mặc dù còn nhiều hạn chế và chỉ giới hạn ở Nga, nhưng hệ thống này đã đi vào hoạt động từ năm 2017.

Phương Tây nhắm vào ‘pháo đài Nga’

Nhưng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, phương Tây đã đáp trả bằng cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhiều, như nhắm vào Ngân hàng Trung ương Nga, đóng băng dự trữ ngoại tệ bao gồm quỹ tài sản quốc gia. Giáo sư Kinh tế Sergei Guriev nhận định: “Tòa tháp chính trong pháo đài Nga đã bị đòn trừng phạt tấn công nghiêm trọng”.

Sức ép tài chính sau đó đã khiến Ngân hàng Trung ương Nga thực thi các biện pháp kiểm soát vốn, tăng lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20% và đóng cửa thị trường tài chính trong vài tuần. Chính phủ Nga cũng chỉ thị cho các nhà xuất khẩu dầu khí lớn quy đổi 80% doanh thu ngoại tệ về nước dưới dạng đồng rúp.

Mặc dù vậy, lạm phát vẫn tăng lên 2%/tuần trong 3 tuần đầu tiên của cuộc xung đột và 1% vào các tuần sau đó (1% mỗi tuần tương đương với 68% hàng năm).

Kho bảo quản rượu ở Italy khi xung đột Ukraine buộc các nhà cung cấp phải tìm kiếm nguồn xuất khẩu khác. Ảnh: AFP

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đòn trừng phạt nhằm cô lập thị trường Nga của các công ty phương Tây cũng khiến Moskva bị tách ra khỏi nền kinh tế toàn cầu. Mỹ và Canada đã cấm dầu của Nga, nhiều công ty châu Âu cũng áp đặt các lệnh trừng phạt riêng lẻ đối với nước này. Đáng nói hơn, Mỹ và châu Âu đã cấm xuất khẩu công nghệ tiên tiến sang Nga, các  khu vực tư nhân cũng tham gia lệnh cấm vận. Nhiều công ty - từ IKEA, McDonald (NYSE:MCD) đến Airbus và Boeing (LON:SBA) - đã tạm dừng hoạt động tại Nga.

Mỹ và đồng minh chỉ ra rằng hầu hết các ngành công nghiệp của Nga chủ yếu dựa vào công nghệ và thiết bị của phương Tây. Chẳng hạn ngành sản xuất ôtô của Nga đã sụt giảm mạnh, khi phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Doanh số bán  ô to trong tháng 3 thấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơn bão trừng phạt phủ bóng kinh tế Nga

Và không có gì ngạc nhiên khi dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm 2022 sẽ suy giảm. Trước xung đột, giới chuyên gia dự đoán GDP của Nga sẽ tăng 3% vào năm 2022 khi nước này phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng hiện tại, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng GDP nước này sẽ giảm 8% trong năm nay. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu dự báo mức giảm 10%. Trong khi đó, Viện Tài chính Quốc tế ở Washington cho rằng con số này có thể lên tới 15%.

Theo giới quan sát, mức giảm 10% GDP sẽ khiến Nga đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ đầu những năm 1990.

Người sơ tán chờ xe buýt ở Medyka, đông nam Ba Lan, vào ngày 19/3 .Ảnh: AFP

Tuy nhiên, kịch bản tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Ngay cả khi có thể điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng trong 1 đến 2 năm tới, nền kinh tế Nga cũng sẽ khó nhanh chóng phục hồi như trước xung đột.

Thứ nhất,các biện pháp trừng phạt sẽ khiến Nga bị cô lập khỏi thị trường vốn toàn cầu và với công nghệ tiên tiến. Thứ hai, cơ hội phát triển của doanh nhân trong nước sẽ mất đi và một bộ phận nhân lực lành nghề có thể rời Nga do lo ngại cuộc xung đột sẽ làm suy yếu triển vọng sự nghiệp. Đây là những chuyên gia có trình độ học vấn cao, chuyên gia công nghệ thông tin, nhà nghiên cứu, kỹ sư và bác sĩ. Việc Nga mất đi nguồn nhân lực tốt nhất sẽ làm suy giảm triển vọng tăng trưởng của nước này.

Giới quan sát cũng không loại trừ khả năng phương Tây tiếp tục áp lệnh trừng phạt bổ sung với Nga. Khi tổn thất về người và kinh tế trong cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng tăng, Mỹ và đồng minh đối mặt nhiều áp lực để tiếp tục tăng sức ép với nền kinh tế Nga, trong đó có năng lượng. Trong những năm gần đây, chỉ riêng dầu mỏ và khí đốt đã chiếm 35-40% ngân sách liên bang và chiếm 60% xuất khẩu của Nga.

Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu cấm vận nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết: “Sớm hay muộn, điều đó sẽ xảy ra. Nhưng tôi hy vọng là sớm”.

Nếu lệnh cấm vận dầu khí của châu Âu được đưa ra, Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức tài chính lớn. Ngoài ra, khi châu Âu cùng Mỹ và Canada, phương Tây thống nhất sẽ gây áp lực lên Trung Quốc, Nga có thể từ bỏ hy vọng nguồn tài chính và công nghệ của Bắc Kinh có thể thay thế phương Tây.

Giáo sư Guriev cho rằng ngay cả khi các biện pháp kiểm soát vốn và tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga giúp tăng giá đồng rúp và làm chậm tốc độ lạm phát, tình hình hiện tại vẫn sẽ khiến Nga khó có thể phục hồi về mức trước xung đột.

Hải Vân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.