🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định RCEP – Thị trường Việt Nam thứ Hai ngày 16/11

Ngày đăng 10:16 16/11/2020
© Reuters.
HUT
-
NDN
-
CEO
-
DIG
-
DXG
-
FLC
-
SSI
-
VIC
-
VPI
-
SGR
-
VHM
-

Theo Đông Hải

Investing.com – Tuần mới bắt đầu, thị trường Việt Nam khởi động với một số tin tức: Nhận định kỹ thuật đối với xu hướng của chỉ số VNIndex, VN30;  Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực – RCEP và sau 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh ra sao? Dưới đây là những cập nhật chi tiết…

1. Nhận định kỹ thuật đối với xu hướng của chỉ số VNIndex, VN30

Theo SSI (HM:SSI) Research, tuần giao dịch gần nhất ghi nhận diễn biến ấn tượng của VNIndex (+3%) kết hợp với khối lượng giao dịch tăng đáng kể so với mức bình quân 50 ngày. Tính riêng ngày thứ Sáu, chỉ số đại diện sàn HOSE đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày đi cùng với khối lượng khớp lệnh tăng 32%.

Với tín hiệu tích cực đang được duy trì, đặc biệt khi VN Index đã xác nhận xu hướng Tăng ngắn hạn, chúng tôi dự báo VN Index sẽ hướng về ngưỡng 990 – 1000 điểm trong những phiên tới. Các nhịp điều chỉnh có thể xuất hiện do cung chốt lời có thể gia tăng sau chuỗi phiên tăng tốt gần đây, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều tới quá trình đi lên ngưỡng mục tiêu nêu trên của chỉ số. Mặc dù vậy, 990-1000 điểm là vùng kháng cự mạnh, việc chỉ số có thể điều chỉnh đáng kể từ vùng cản này là điều có thể xảy ra.

Tương tự, VN30 cũng đang hướng tới vùng mục tiêu 950-960 điểm. Khả năng cung sẽ gia tăng mạnh khi chỉ số tiệm cận vùng cản này và VN30 có thể ghi nhận một nhịp điều chỉnh đáng kể.

Khuyến nghị: Điều chỉnh là cơ hội để mua vào, phân bổ tỷ trọng 30% cho nhóm vốn hóa lớn và 70% cho nhóm vốn hóa vừa và nhỏ (VN Midcap Index đã chinh phục thành công vùng kháng cự 1.028 điểm [đỉnh trước], chúng tôi dự báo khả năng chỉ số này có mức tăng trưởng tốt hơn so với thị trường chung). Lưu ý nhóm cổ phiếu Bất động sản (chỉ số đại diện cho ngành Bất động sản đang vận động tích cực dựa theo công cụ Rotational Scatter Chart), Dầu khí (tín hiệu kỹ thuật từ giá dầu).

2. Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực – RCEP

SSI Research, sáng ngày 15/11, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 37. Đây là Hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia (10 quốc gia trong khối ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; cùng 5 đối tác thương mại: Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc). Tương tự với các FTAs hiện đại khác, RCEP không chỉ bao gồm các quy định đối với hàng hóa & dịch vụ, mà còn bao gồm đầu tư, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ. Tiến trình đàm phán được khởi động từ năm 2012 trong khi Ấn Độ đã rút khỏi Hiệp định vào năm 2019. Sau đây là một số điểm cần lưu ý đầu tiên đối với RCEP:

  • Thứ nhất, về quy mô. Với sự góp mặt của Trung Quốc, RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, chiếm 30% dân số toàn cầu và 30% giá trị GDP.
  • Thứ hai, trước khi hoàn tất ký kết RCEP, đã xuất hiện FTA trong nội khối ASEAN và các FTAs theo dạng ASEAN + 1 (ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản,...) do đó RCEP gần như bao gồm các FTAs hiện hữu. Mặc dù các thành viên trong quá trình đàm phán cho biết RCEP sẽ được bổ sung, nâng cấp và giá trị mang lại có thể lớn hơn so với các FTA mang tính chất ASEAN + 1 nêu trên, tuy nhiên không thể phủ nhận các FTA hiện hữu đã được hoàn thiện qua nhiều năm, một số đã được thực hiện đầy đủ (VD: về việc cắt giảm thuế quan) do đó tác động của RCEP có thể không lớn so với việc xuất hiện một hiệp định mới hoàn toàn.
  • Thứ ba, Việt Nam đã tham gia vào CPTPP – một FTA cấp cao bao gồm một số thành viên thuộc khối RCEP như Australia, Brunei, Nhật Bản, New Zealand, Singapore hay Malaysia,... vì vậy ngay cả những điều khoản trong RCEP có thể mới hơn nếu so với ASEAN +1 thì có thể không mới nếu so với CPTPP. Thêm vào đó, hầu hết các quốc gia trong RCEP là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, do vậy, hiệp định mới có thể không mang lại những lợi ích nếu so với EVFTA hay CPTPP.

RCEP cung cấp một bộ quy tắc thương mại đồng nhất (tổng hợp các FTA ASEAN + 1), hỗ trợ các thành viên thực hiện dễ dàng hơn bên cạnh việc mở rộng phạm vi giao thương của ASEAN một cách hiệu quả. Chúng tôi cho rằng sự xuất hiện của RCEP mang tính chiến lược tại khu vực Indo-Pacific (Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), điều này có thể tạo ra những áp lực lên Mỹ trong việc tái gia nhập CPTPP để tạo đối trọng, đây sẽ là tin vui đối với Việt Nam, quốc gia hiện đang cần FTA với Mỹ.

3. Sau 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh ra sao?

Theo Vietstock, số doanh nghiệp bất động sản lỗ trong 9 tháng đầu năm 2020 nhiều hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tổng lợi nhuận toàn ngành vẫn duy trì như cùng kỳ nhờ công của ông lớn VHM và VIC (HM:HM:VIC). Doanh thu của 79 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trong quý 3/2020 vượt ngưỡng 87,446 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2019. Sự tích cực này đã bù đắp lại mức sụt giảm 33% doanh thu của doanh nghiệp trong ngành trong quý 2. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã tạo ra hơn 188,500 tỷ đồng doanh thu thuần, chỉ còn giảm 9.5% so với cùng kỳ. Tương ứng, lợi nhuận toàn ngành bất động sản tăng trưởng 30% trong quý 3/2020 (đạt hơn 13,658 tỷ đồng), qua đó, giúp lãi sau 9 tháng xấp xỉ cùng kỳ, đạt trên 30,500 tỷ đồng. Đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận chung toàn ngành là Vinhomes (HOSE: HM:HM:VHM) khi doanh thu 9 tháng hơn 49,300 tỷ và lãi ròng 16,330 tỷ đồng, lần lượt tăng 31% và gần 7% so cùng kỳ. EPS 9 tháng đạt 4,966 tỷ đồng, tăng 9%.

Ấn tượng tăng trưởng bằng lần

Dữ liệu thống kê của VietstockFinance cũng cho thấy 65 doanh nghiệp bất động sản có lãi sau 3 quý đầu năm nay. Tuy nhiên, chỉ 28 doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng trưởng, còn lại 35 đơn vị sụt giảm so cùng kỳ và 2 đơn vị chuyển từ lỗ sang lãi. Trong đó một số cái tên đáng chú ý như:

  • Dẫn đầu về tăng trưởng lãi sau 9 tháng đầu năm 2020 là Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN (HN:HN:NDN)) với mức tăng 340%.
  • Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) Công ty con của ông lớn Becamex IDC (HOSE: BCM) - báo kết quả tăng trưởng đứng thứ 2 toàn ngành, đạt trên 300%.
  • Saigonres (HOSE: SGR (HM:HM:SGR)) báo lãi 9 tháng tăng trưởng hơn 120% so cùng kỳ dù doanh thu thuần chỉ hơn 40 tỷ đồng, giảm 42%.
  • CTCP Thống Nhất (HNX: BAX) doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt hơn 283 tỷ và 135 tỷ đồng, tăng 74% và 94% so cùng kỳ.
  • Văn Phú – Invest (HOSE: VPI (HM:HM:VPI)) đạt doanh thu gần 926 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 97 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VPI dương hơn 650 tỷ đồng.
  • DIC Corp (HOSE: DIG (HM:HM:DIG)) ghi nhận doanh thu và lãi ròng tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ.

Những doanh nghiệp bất động sản lớn còn lỗ sau 9 tháng

  • Tập đoàn FLC (HM:HM:FLC) (HOSE: FLC) ghi nhận lãi ròng 287 tỷ đồng trong quý 3/2020, gấp 10 lần cùng kỳ. Dù không thể bù đắp được khoản lỗ lớn sau quý đầu năm do dịch bệnh nhưng đây là tín hiệu tích cực hơn.
  • Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: HM:HM:DXG) ghi nhận lãi quý 1 giảm 78%, quý 2 báo lỗ, trong đó hoạt động môi giới chịu mức sụt giảm 63%. Quý 3/2020, mảng môi giới bất động sản giảm 46% và là một trong những nguyên nhân chính kéo lãi ròng giảm 71%, còn hơn 100 tỷ đồng.

Còn có nhiều cái tên lớn như Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO (HN:HN:CEO)), ông trùm hạ tầng Tasco (HNX: HN:HN:HUT), Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (HOSE: LGL)…

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.