🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Triển vọng dệt may nửa cuối năm không hoàn toàn thuận lợi. Thị trường 10/8

Ngày đăng 09:53 10/08/2021
Cập nhật 09:59 10/08/2021
TNG
-
TCM
-
STK
-
VGT
-

Theo Dong Hai

Investing.com - Năm 2021, ngành hàng đã nhanh chóng phục hồi với những con số tăng trưởng tại các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may lúc này không phải là sức cầu thị trường, mà là đảm bảo ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh và sự ách tắc trong khâu logistics… Giá phân bón tăng vọt 83%, sẽ xảy ra xu hướng đầu cơ, tích trữ để hưởng lợi tối đa. Và giá nhôm hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm do nhu cầu hồi phục mạnh mẽ trên toàn cầu đối với mọi thứ, từ lon bia đến bao bì, sau đại dịch Covid-19. Dưới đây là 3 thông tin mới nhất đáng chú ý trong chuyển động thị trường Việt Nam phiên giao dịch thứ Ba ngày 10/8.

1. Triển vọng dệt may nửa cuối năm không hoàn toàn thuận lợi

Năm 2020, xuất khẩu dệt may lần đầu tiên sụt giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, nước sang năm 2021, ngành hàng đã nhanh chóng phục hồi với những con số tăng trưởng tại các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 7/2021 xuất khẩu nhóm hàng dệt may tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 17 tỷ USD, chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.

Nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc… đã tăng rõ rệt khi dịch bệnh được kiểm soát thông qua hoạt động tiêm vắc xin rộng rãi, kinh tế dần phục hồi, dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Với điều kiện thuận lợi chung của toàn ngành, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong những tháng đầu năm.

  • Tập đoàn Dệt may Việt Nam (HN:VGT) vừa ghi nhận doanh thu thuần quý II/2021 đạt gần 3.708 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế hơn 193 tỷ đồng, gấp gần 9,2 lần quý II năm ngoái. Lũy kế nửa đầu năm, mặc dù doanh thu chỉ tăng nhẹ, đạt hơn 7.000 tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh được cải thiện khi lợi nhuận gộp tăng gấp rưỡi lên 949 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 292 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 32% so với bán niên năm 2019, năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
  • CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HN:TNG) cũng có kết quả tích cực khi doanh thu thuần quý II đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 61 tỷ đồng, tăng 90% so với quý II/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TNG đạt 2.371 tỷ đồng, tăng 29% so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 83 tỷ đồng, tăng 30%.
  • CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HM:TCM), doanh thu nửa đầu năm tăng trưởng 11% lên 1.924 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 121 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với cùng kỳ. Giai đoạn này TCM không có đơn hàng PPE (khẩu trang và đồ bảo hộ) nên doanh thu mảng may mặc giảm nhẹ, bù lại sự phục hồi của các đơn hàng truyền thống và mảng vải sợi cải thiện nên doanh thu vẫn tăng 11% so với cùng kỳ.
  • CTCP Sợi Thế Kỷ (HM:STK) báo doanh thu thuần quý II đạt 510 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 56,48% doanh thu đến từ mảng sợi tái chế. Biên lợi nhuận gộp được duy trì ở mức gần 20%. Lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 là 70 tỷ đồng, tăng 25 lần so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu STK đạt 1.077 tỷ đồng, lãi sau thuế 140 tỷ đồng; tăng lần lượt 24% và 154% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương dự báo nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, hoạt động xuất khẩu dệt may trong nửa cuối của năm nay sẽ nhiều "điểm sáng", đặc biệt khi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc mở cửa trở lại và tăng cầu nhập khẩu. Trong đó, Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU bởi mức thuế suất ưu đãi sẽ tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam giảm giá thành, đủ năng lực cạnh tranh với các nước khác. Hay hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với việc chỉ yêu cầu công việc cắt may được thực hiện tại Việt Nam mà không quan trọng nơi sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may lúc này không phải là sức cầu thị trường, mà là đảm bảo ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh và sự ách tắc trong khâu logistics, cụ thể là giá thuê container tăng vọt và thiếu hụt nguồn cung container ở các tuyến vận tải biển quốc tế. Theo số liệu của Vitas thời điểm này có đến 97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. Còn lại khoảng 3% vẫn hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", chủ yếu phục vụ khâu phát triển mẫu hoặc do có các đơn hàng gấp, nếu dừng sản xuất thì thiệt hại rất lớn. Việc cam kết với đối tác thời điểm sản xuất trở lại là rất khó. Chính điều này dẫn đến việc đối tác lo ngại chuỗi cung ứng hàng hóa của họ sẽ bị đứt gãy. Do đó tạm thời các đối tác sẽ chuyển đơn hàng sang các nước khống chế dịch tốt hơn. Hiệp hội đang làm việc với các nhãn hàng, đối tác để chia sẻ với doanh nghiệp sản xuất như giãn thời gian giao hàng nhưng vấn đề không biết phải giãn đến thời gian nào. Đây là thách thức rất lớn và không ai dám khẳng định đến thời điểm nào hết dịch và thời điểm nào các địa phương sẽ bỏ giãn cách để doanh nghiệp quay lại sản xuất. Nếu dịch vẫn chưa thể kiểm soát được, thì khả năng xuất khẩu ngành dệt may trong năm 2021 chỉ có thể đạt 32,5 - 33 tỷ USD.

2. Giá phân bón tăng vọt 83%, sẽ xảy ra xu hướng đầu cơ

Theo Bộ NN&PTNT, đến đầu tháng 8 giá phân bón trong nước và nhập khẩu đã liên tục tăng cao so với đầu năm. Nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh COVID-19 vốn đã chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng quá cao đã tạo thêm khó khăn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ghi nhận ý kiến của người dân nếu giá vật tư đầu vào tăng, giá lúa vẫn giảm thì họ sẽ bỏ ruộng, không trồng vụ 3. Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết vấn đề vận chuyển, lưu thông giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tháo gỡ nhưng giá phân bón vẫn tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1.

Ngay sau đó, Tổ Công tác 970 (Bộ NN&PTNT) có công văn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam phối hợp với Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật và Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu) không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng… tạo khan hiếm giả tạo để trục lợi.

Mặc dù các doanh nghiệp phân bón đã tăng công suất, hạn chế xuất khẩu nhưng giá phân bón vẫn chưa hạ nhiệt, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

Để góp phần bình ổn giá phân bón, đảm bảo nguồn cung, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, FAV khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tăng tối đa công suất đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân, loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá. Bên cạnh đó, FAV đề xuất Quốc hội thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Luật thuế số 71, sớm đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế VAT từ 0 - 5%, điều cấp thiết đối với các đơn vị trong ngành, tăng sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết có thể vận dụng các công cụ về thuế, suất nhập khẩu, tuy nhiên cần phải căn cứ vào các hiệp định song phương, đa phương mà nước ta đã tham gia ký kết. Đồng thời cần có những đánh giá cụ thể và chính xác về ảnh hưởng của thuế phòng vệ thương mại đối với sản xuất, đối với giá thành phân bón trong nước.

3. Giá nhôm ở đỉnh 10 năm do thiếu hụt nghiêm trọng

Năm 2021, giá nhôm đã tăng 31%, hiện đạt mức 2.615 USD/tấn. Chuyên gia phân tích Colin Hamilton của BMO Capital Markets cho biết thị trường nhôm năm nay có thể vượt qua năm 2010 để trở thành "mức tăng nhu cầu hàng năm lớn nhất trong lịch sử".

Nhôm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ đồ hộp đến bao bì, xây dựng và hàng không vũ trụ - những ngành đang tăng trưởng mạnh mẽ cùng với đà hồi phục kinh tế thế giới. Ngoài ra, nhôm cũng được sử dụng trong ô tô điện, cả trong bộ pin và thân của một số mẫu xe cao cấp.

Hơn 74% tổng số bia bán ở Mỹ được đóng gói trong lon và chai nhôm. BMO dự báo tiêu thụ nhôm toàn cầu sẽ tăng 8,5% trong năm nay lên 68,2 triệu tấn.

Giá nhôm đang tăng mạnh cũng do sự hạn chế về nguồn cung. Hạn hán ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã khiến sản lượng thủy điện của khu vực này bị sụt giảm, gây ra tình trạng thiếu hụt điện và buộc chính quyền địa phương phải yêu cầu các nhà máy luyện nhôm giảm lượng điện sử dụng.

Nhà phân tích Dinsmore của CRU cho biết Vân Nam chiếm 50% mức tăng trưởng sản lượng nhôm toàn thế giới giai đoạn 2020 đến năm 2023, vì vậy bất kỳ sự thiếu hụt nào ở đó đều có tác động tới toàn cầu.

Tăng trưởng sản xuất nhôm toàn cầu đã giảm một nửa trong quý II năm nay ngay bất chấp giá tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trên cả thị trường London và Thượng Hải. Công suất sản xuất nhôm trong quý II/2021 đã giảm 120.000 tấn, sau khi tăng 590.000 tấn (so với cùng kỳ năm trước), theo Viện Nghiên cứu Nhôm Quốc tế (IAI). Với tình hình hiện tại, sản lượng nhôm thế giới đang thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhu cầu, nhất là ở Trung Quốc, quốc gia vẫn không thể sản xuất đủ nhôm loại nguyên sinh để cung cấp cho thị trường trong nước.

Trung Quốc, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, khi đó vẫn tiếp tục nâng công suất sản xuất, nhưng giá nhôm tại Thượng Hải vẫn vọt lên mức cao nhất 11 năm vào tháng 6/2021, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng nóng. Mặc dù vậy, phản ứng của ngành sản xuất nhôm khi giá mặt hàng này tăng cao dường như đã không thể nhanh nhạy như trước do hàng loạt trở ngại liên quan đến nguồn cung điện ở một số lò luyện tại một số tỉnh thành của nước này.

Các số liệu ước tính của IAI hơi khác so với số liệu chính thức của Trung Quốc, nhưng cả 2 số liệu đều có chung quan điểm là sản xuất bị đình trệ. Một số tỉnh đã không đạt các mục tiêu trong năm nay, dẫn tới việc phải cắt giảm công suất sản xuất, như ở Nội Mông vào đầu năm 2021.

Mặc dù sản lượng nhôm của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng rõ ràng thị trường Trung Quốc đang thiếu kim loại này. Quốc gia này đã nhập khẩu thêm 294.081 tấn nhôm nguyên sinh và hợp kim nhôm trong tháng 6, tiếp tục đà tăng nhập khẩu từ quý II năm ngoái.

Nhận thức được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch bán kim loại từ kho dự trữ quốc gia, bao gồm 90.000 tấn nhôm bán vào ngày 29/7.

Ở các nơi khác trên thế giới, công suất sản xuất giảm nhẹ kể từ tháng 3. Theo đó, sản lượng trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 13,04 triệu tấn, tức là chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi so sánh thấy Trung Quốc vẫn dẫn đầu mức tăng sản lượng toàn cầu khi tăng 4,4%. Theo dữ liệu của Alcoa, một số tỉnh của Trung Quốc - chiếm gần 65% công suất sản xuất nhôm của quốc gia này – đã không đạt một hoặc cả 2 mục tiêu về năng lượng trong quý I năm nay.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường nhôm đang hy vọng rằng tình trạng giảm sản lượng nhôm ở Vân Nam (Trung Quốc) sẽ dần được cải thiện theo mùa vụ. Ngoài ra, chính sách kiểm soát năng lượng "kép" của Chính phủ Trung Quốc, vừa nhằm đáp ứng mức tiêu thụ, vừa giảm lượng khí thải dẫn tới trung hòa khí thải carbon vào năm 2060, cũng sẽ giúp ngành luyện kim nói chung và ngành nhôm nói riêng của nước này tăng trưởng bền vững.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.