🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Thị trường Việt Nam thứ Năm ngày 12/11

Ngày đăng 10:59 12/11/2020
Cập nhật 11:01 12/11/2020
© Reuters.
ACB
-
NVB
-
VND
-
CTG
-
EIB
-
GTN
-
SSI
-
VNM
-
VPB
-
LPB
-

Theo Đông Hải

Investing.com – Thị trường Việt Nam thứ Năm với những tin chính như: Cập nhật thông tin doanh nghiệp CTCP Sữa Việt Nam (HOSE:VNM (HM:VNM)), VN Index đã quay lại xu hướng tăng và thu nhập phi tín dụng 'đỡ' lợi nhuận ngân hàng ra sao?... dưới đây là một số cập nhật chi tiết, hãy cũng chúng tôi theo dõi:

1. Cập nhật thông tin doanh nghiệp CTCP Sữa Việt Nam (HOSE:VNM)

Theo SSI (HM:SSI) Research, LNST Q3/2020 vượt ước tính. VNM ghi nhận KQKD hợp nhất Q3 đạt 15.6 nghìn tỷ đồng (+ 8.9% hàng năm) và LNST đạt 3.1 nghìn tỷ đồng (+17.2% hàng năm). Trong khi tăng trưởng DTT tương đương với dự báo ban đầu của chúng tôi (LNST tăng trưởng với tốc độ 8.5% - 9.5% mỗi năm trong nửa cuối năm 2020). KQKD Q3/2020 tăng trưởng tốt nhờ:

  • Điểm sáng kênh xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu tăng trưởng 19.5% YoY với động lực chính đến từ thị trường Trung Đông, qua đó bù đắp cho mức tăng trưởng chậm tại thị trường nội địa (+1.5% hàng năm). Tiêu thụ nội địa chịu tác động từ làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 2 trong giai đoạn tháng 7 – tháng 8, mặc dù vậy mức tăng trưởng 1.5% hàng năm vẫn khả quan hơn diễn biến của ngành sữa nói chung trong Q3/20 (-9% hàng năm).
  • Biên lợi nhuận cải thiện. Biên lãi gộp của mảng kinh doanh nội địa cải thiện từ 47.2% trong Q2/20 và 48.1% (Q3/2019) lên 48.3% (Q3/20) nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm. Cần lưu ý rằng trong bối giá sữa nguyên liệu ở mức thuận lợi, VNM đã tiến hành mua hợp đồng giới hạn trong giai đoạn tháng 3 – tháng 6/2020. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận mảng sữa của VNM trong Q4 sẽ tiếp tục ổn định ở mức tương đương Q3/20. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo công ty, giá sữa nguyên liệu trong năm 2021 sẽ không cao hơn mức giá của năm 2020.
  • Tiết giảm chi phí SG&A. Tỷ lệ chi phí bán hang & quản lý doanh nghiệp/ doanh thu của công ty mẹ VNM đạt 24.1%, thu hẹp so với mức 25.8% trong Q3/2019. Theo VNM, công ty đã tiết giảm chi phí quảng cáo, tuy nhiên vẫn tăng cường chi phí xúc tiến bán hàng để cải thiện tiêu thụ. Với số liệu hợp nhất, tỷ lệ nêu trên đạt 24% trong 9T2020, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng kỳ vọng mức 24-25% được duy trì cho cả năm 2020.

GTN (HM:GTN) và MCM ghi nhận tăng trưởng ấn tượng về KQKD. Doanh thu của MCM tăng trưởng 14.2% hàng năm trong khi LNST tăng 113% hàng năm trong Q3. 9T2020, LNST tăng thêm 68.9% hàng năm, đạt 209 tỷ đồng, vượt mức dự báo 2020F của chúng tôi trong báo cáo gần nhất. Với việc hợp nhất KQKDcủa MCM kết hợp với thu nhập tài chính tăng mạnh giúp LNST của GTN tăng trưởng 289% hàng năm trong Q3/2020. LNST 9T2020 tăng trưởng 179% hàng năm, cao hơn mức kế hoạch mà công ty đặt ra (+177% hàng năm).

Ước tính & định giá

Đối với năm 2020, chúng tôi nâng mức lợi nhuận sau thuế thêm 3% nhờ kết quả kinh doanh Q3 tốt hơn kỳ vọng. Theo đó, LNST của riêng Q4/20 ước tăng 13-14% YoY so với mức cơ sở thấp cùng kỳ 2019, mặc dù ban lãnh đạo thận trọng về KQKD Q4 trước ảnh hưởng của bão và lũ lụt tại miền trung Việt Nam.

Đối với năm 2021, chúng tôi ước tính DTT tăng 7.2% YoY trong khi LNST tăng 6.3% YoY với giả định: tiêu thụ sữa nội địa tăng 6.7% YoY, xuất khẩu tăng trưởng 5-7% YoY, giá sữa nguyên liệu tăng 5% YoY trong khi đó mức tăng trưởng LNST của GTN là 15.5% YoY chủ yếu nhờ số liệu tích cực từ MCM. Trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng vào mức CAGR 6.4% cho cả giai đoạn 2019-2024.

Với giá thị trường hiện tại, VNM đang giao dịch tại mức P/E 2020F và 2021F là 22.1 lần và 20.8 lần, đây là mức thấp hơn 20% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi nâng mức giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu lên 128,000 đồng/cổ phiếu dựa trên mức P/E mục tiêu là 25 lần kết hợp với phương pháp DCF. Mức giá mục tiêu trong báo cáo trước đó của chúng tôi là 112,400 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%)

Rủi ro: nhu cầu yếu hơn kỳ vọng, giá nguyên liệu cao hơn ước tính

2. VN Index đã quay lại xu hướng tăng

Theo SSI Research, từ góc độ kỹ thuật, VN Index đã quay lại xu hướng tăng nên giai đoạn điều chỉnh hiện tại trên chỉ số VN Index chỉ là tạm thời với vùng hỗ trợ gần nằm tại 940 điểm. Khi đà tăng quay lại, chỉ số VN Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên vùng mục tiêu tiếp theo nằm tại vùng kháng cự mạnh 990-1.000 điểm.

Tương tự với VN30, giai đoạn điều chỉnh hiện tại trên chỉ số cũng chỉ là tạm thời và nhiều khả năng VN30 sẽ quay trở lại đà tăng từ trên vùng hỗ trợ mạnh 900 điểm. Khi đó, chỉ số có thể đi lên vùng giá mục tiêu tiếp theo nằm tại vùng kháng cự mạnh 950-960 điểm.

3. Thu nhập phi tín dụng 'đỡ' lợi nhuận ngân hàng ra sao?

Dịch Covid-19 tác động đến toàn bộ nền kinh tế là điều không thể chối cãi, tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực mà dịch bệnh này mang lại như cải thiện cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng hạn chế phụ thuộc vào cho vay.

Trong 9 tháng đầu năm này, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tăng trưởng thấp hơn thu nhập ngoài lãi. Dù có tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng nguồn thu chính cũng tăng thấp hơn cùng kỳ, chỉ dao động trong khoảng 10-30%, theo dữ liệu VietstockFinance. Thậm chí một số nhà băng gần như đi ngang như LPB (HM:HM:LPB) (+5%), VietinBank (CTG (HM:HM:CTG), +3%), VPBank (HM:HM:VPB, +5%), Eximbank (HM:HM:EIB, +1%). Ở chiều ngược lại, có đến 8/26 ngân hàng báo tăng trưởng lãi thuần âm, giảm mạnh nhất là Vietbank (VBB, -46%), Saigonbank (SGB, -15%)…

Trong khi hoạt động chính sụt giảm thì thu nhập ngoài lãi được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng tính bằng lần như VietABank (gấp 5.4 lần), NCB (NVB (HN:HN:NVB), gấp 4.4 lần), VBB (gấp 2.9 lần)…

Một số ngân hàng vẫn còn quá phụ thuộc vào hoạt động chính, khi tỷ trọng thu nhập phi tín dụng dưới 10% như LPB (9%), NamABank (9.5%) và BAB (7%).

Thu từ dịch vụ giảm tốc

Thu nhập từ dịch vụ thường sẽ chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nguồn thu phi tín dụng. Tuy nhiên, mùa Covid-19 này, tính trong 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập từ dịch vụ của 26 ngân hàng chỉ tăng 4.5% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng của nguồn thu này tại các ngân hàng chỉ tăng bình quân từ 7-30%.

Thu từ ngoại hối, chứng khoán đầu tư tăng mạnh

Có thể nói 2 nguồn thu này kéo nhóm phi tín dụng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay.

Xét về tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ ngoại hối, VietABank (gấp 21 lần) dẫn đầu dù con số tuyệt đối chỉ 21 tỷ đồng. Kế đến là TPBank có nguồn thu từ ngoại hối gấp 5.7 lần cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do giảm chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay và vàng (-63%), giảm chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ (-30%).

Song song đó, nhiều ngân hàng đẩy thu nhập từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh nhờ tranh thủ bán chốt lời khi giá trái phiếu biến động mạnh như NCB (gấp 197 lần), ACB (HN:HN:ACB) (gấp 191 lần) VietABank (gấp 17 lần).

Mở rộng nguồn thu từ mảng khác do kinh doanh truyền thống gặp khó khăn

  • Trong bối cảnh kinh doanh truyền thống tín dụng khó khăn hơn các năm trước nên ngân hàng đang đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Thời gian qua, các ngân hàng huy động được rất nhiều nhưng cho vay ra khó.
  • Dòng tiền trong ngân hàng hiện nay rất dồi dào, không chỉ ngoại hối mà kể cả VND (HM:HM:VND) song, cho vay ra rất khó. Dù doanh nghiệp có thể vay nội tệ và cả ngoại tệ, nhưng họ không có nhu cầu vay.

Vì doanh nghiệp thì khó khăn, đường bay quốc tế thì bị chặn, chưa kể một số doanh nghiệp vận tải, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu không có nhu cầu vay.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.