Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Phương án giờ làm việc vẫn 'chỏi'

Ngày đăng 21:00 15/09/2019
Cập nhật 14:10 15/09/2019
Phương án giờ làm việc vẫn 'chỏi'

Vietstock - Phương án giờ làm việc vẫn 'chỏi'

Giờ làm việc của người lao động trong dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi) đang nhận được ý kiến trái chiều nhau.


Có tới 82% người lao động mong muốn giảm giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần. Ảnh: Phạm Hùng


Phương án giảm giờ làm việc của người lao động từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần trong dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi) đang nhận được ý kiến trái chiều nhau.

Người lao động muốn giảm

Chiều 14.9, Tổng liên đoàn Lao động VN cho biết, kết thúc 5 ngày tổ chức lấy ý kiến thăm dò phương án giảm giờ làm việc theo dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi) trên trang fanpage, đã có 2.400 lượt người tham gia bình chọn. Trong đó, chỉ có 18% người đồng ý chọn phương án 1: giữ nguyên như hiện hành là 48 giờ/tuần (không quá 8 giờ/ngày, tức làm việc 6 ngày/tuần, chỉ nghỉ 1 ngày/tuần). 82% lựa chọn phương án 2: làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần). Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, cho biết đây là lần đầu tiên Tổng liên đoàn Lao động VN tổ chức lấy ý kiến người lao động (NLĐ) trên mạng xã hội về vấn đề “nóng” mà NLĐ quan tâm. Dù chỉ là cuộc thăm dò quy mô nhỏ, nhưng phần nào nói lên được nguyện vọng của NLĐ.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, từ năm 1999, VN đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, nhưng đến nay, sau 20 năm, chế độ này vẫn chỉ thực hiện đối với công chức, viên chức, trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Quy định đã tạo ra khoảng cách, sự phân biệt lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và NLĐ khu vực ngoài nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Ủng hộ phương án làm việc 44 giờ/tuần, bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, chia sẻ: “Tôi đi một số khu công nghiệp, NLĐ, đặc biệt là lao động nữ, áp lực vô cùng. Bên trong hàng rào nhà máy, họ phải làm việc cực kỳ vất vả, căng thẳng mệt mỏi, về đến nhà vẫn phải làm tròn bổn phận người phụ nữ trong gia đình, chưa kể phải lo đối nội, đối ngoại hai bên họ hàng… Giảm giờ làm việc xuống tức là họ có thêm 1 buổi chiều thứ bảy để nghỉ ngơi, không làm việc quần quật cả ở nơi làm việc cả ở nhà”.

Doanh nghiệp lo ngại

Trái với mong muốn và nguyện vọng của NLĐ, mới đây 7 hiệp hội đại diện cộng đồng các DN tại VN, gồm: Phòng Thương mại - Công nghiệp VN, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, Hiệp hội Dệt may VN, Hiệp hội Da giày - Túi xách VN, Hiệp hội DN Nhật Bản tại VN, Hiệp hội DN điện tử VN và Hiệp hội DN Mỹ tại VN đã gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan, bày tỏ ý kiến giữ nguyên phương án giờ làm việc 48 giờ/tuần như hiện nay. Văn bản kiến nghị: “Tiêu chuẩn về thời giờ làm việc trong tuần hiện nay của các quốc gia đang phát triển và cạnh tranh lao động với VN như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Philippines, Lào... đều là 48 giờ/tuần. Hơn nữa, VN cũng đang trong giai đoạn dân số vàng, không có lý do gì để VN cắt giảm thời gian làm việc trong tuần xuống 44 giờ”.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN, cho rằng: "Giảm giờ làm trong điều kiện hiện nay của VN chưa phù hợp. Với 48 giờ làm việc mỗi tuần theo luật hiện hành, DN ở nhiều ngành như dệt may, da giày, thủy sản đã phải bố trí làm thêm giờ, hết thời gian được phép (tối đa 300 giờ/năm). Thậm chí, có DN tăng ca quá giờ vi phạm quy định về giờ làm thêm để kịp giao hàng. Do đó, nếu giảm giờ làm chính thức, số giờ bị cắt giảm DN sẽ phải trả tiền để NLĐ tăng ca, với mức lương phải trả cao hơn”. Ông Cẩm tính toán, với 1 DN quy mô 2.000 người sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỉ đồng/năm. Ngành dệt may hiện sử dụng khoảng 2,8 triệu lao động, chi phí tăng thêm do giảm giờ làm sẽ rất lớn.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp VN, cũng lo ngại giảm giờ làm sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, làm tăng gánh nặng cho DN. Trong bối cảnh tiền lương tối thiểu năm nào cũng tăng, mức đóng BHXH lại ở mức cao, nếu giảm giờ làm, có thể dẫn đến nhiều DN nước ngoài rút khỏi thị trường VN, và nhiều DN có ý định vào VN sẽ chuyển hướng đầu tư sang nước khác.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Phó trưởng ban soạn thảo dự án sửa đổi bộ luật Lao động, việc giữ nguyên hay giảm giờ làm là một bài toán “đau đầu” mà ban soạn thảo đang phải cân nhắc kỹ. Có 82% NLĐ mong muốn giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần thì cũng có đến 90% DN kiến nghị giữ nguyên giờ làm 48 giờ/tuần.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ông Diệp phân tích: “Nếu giảm từ 48 xuống 44 giờ/tuần, sức khỏe người NLĐ sẽ được nâng cao, tiền lương sẽ tăng lên do làm thêm giờ lương cao hơn, năng suất lao động/giờ của NLĐ cũng tăng. Tuy nhiên, việc giảm giờ làm cũng sẽ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động/tuần hoặc năm, tỷ lệ nghịch với chi phí và sức cạnh tranh của DN, tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP và thu ngân sách, cũng như các mục tiêu xã hội. Trong khi đó, năng suất lao động của chúng ta đang thấp trong khu vực”. Ông Doãn Mậu Diệp cho hay, ban soạn thảo đang tiếp tục lắng nghe ý kiến của các bên để tìm ra một lời giải hợp lý để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 20.9, trước khi đưa ra biểu quyết tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 10 tới.

Thu Hằng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.