Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Lo cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ, Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù

Ngày đăng 00:30 15/10/2023
Cập nhật 17:30 14/10/2023
Lo cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ, Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù

Vietstock - Lo cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ, Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù

Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến hết năm 2024 bởi hầu hết dự án đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau thiếu cát trầm trọng. Trong ảnh: Một điểm tập kết cát ở ĐBSCL.Nguồn: H.P

Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội Báo cáo 487/BC-CP về tình hình thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025, phục vụ kỳ họp thứ 6, dự kiến khai mạc ngày 23-10-2023.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất (Nghị quyết 44/2022/QH15). Theo đó, dự án có tổng chiều dài 729 ki lô mét, gồm các đoạn Hà Tĩnh – Quảng Trị (267 ki lô mét), Quảng Ngãi – Nha Trang (353 ki lô mét) và Cần Thơ – Cà Mau (109 ki lô mét); quy mô đầu tư phân kỳ bốn làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố. Dự án được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập; tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trong Báo cáo 487/BC-CP, Chính phủ cho biết, 12 dự án thành phần được chia thành 25 gói thầu xây lắp có giá trị từ 3.000-8.000 tỉ đồng và thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Tất cả 25 gói thầu đều đã khởi công đầu năm 2023. Giá trị sản lượng hoàn thành toàn dự án hiện đạt 9.304 tỉ đồng (khoảng 9,7% giá trị hợp đồng). Các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 91% (tính đến ngày 10-9-2023); xây dựng xong 56 khu tái định cư; đang thi công 91 khu, dự kiến đến hết năm 2023 sẽ hoàn thành. Đến hết tháng 8-2023, dự án đã giải ngân được 35.920 tỉ đồng, đạt 65,6% kế hoạch vốn được Chính phủ giao (54.747 tỉ đồng).

Liên quan đến các khó khăn trong triển khai dự án, Chính phủ cho biết, dù giải phóng mặt bằng đã đạt 91% song đây vẫn là khâu phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án. Phần mặt bằng còn lại không lớn, chỉ chiếm 9%, nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực đất ở (vướng mắc xác định nguồn gốc đất, đơn giá bồi thường, chưa hoàn thành khu tái định cư…) và các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa di dời (công tác di dời đường điện cao thế có kỹ thuật phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị).

Giả sử Quốc hội nhất trí kéo dài thời gian áp dụng cơ chế đặc thù thêm một năm thì áp lực nguyên vật liệu với các dự án cao tốc Bắc – Nam vẫn rất lớn vì việc mở mỏ nguyên liệu mới, theo phản ánh của các nhà thầu, đang hết sức khó khăn, nhất là ở ĐBSCL.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Đặc biệt, các dự án đều gặp khó khăn về nguyên vật liệu, nhất là nguồn đất và cát đắp nền.

10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa cần khoảng 9,93 triệu mét khối cát; trong đó 4,74 triệu mét khối được sử dụng từ 77 mỏ đang khai thác và phải nâng công suất mới đáp ứng nhu cầu và 4,72 triệu mét khối còn lại phải khai thác từ 14 mỏ mới. 10 dự án này cũng cần khoảng 49,5 triệu mét khối đất; trong đó 2,7 triệu mét khối được sử dụng từ 21 mỏ đang khai thác và 46,8 triệu mét khối còn thiếu cần khai thác từ 74 mỏ mới.

Như vậy, tính chung cả nguồn đất và cát, các địa phương cần mở mới 84 mỏ mới đủ cung ứng cho 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa. Đến nay, các nhà thầu đã trình 13 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cát và 56 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác đất. UBND các tỉnh đã xác nhận bảng đăng ký khối lượng khai thác 10/13 mỏ cát, 38/56 mỏ đất; đã khai thác được 4/10 mỏ cát với trữ lượng khoảng 1,41 triệu mét khối và 14/38 mỏ đất với trữ lượng khoảng 12 triệu mét khối.

Hai dự án thành phần đoạn từ thành phố Cần Thơ đến tỉnh Hậu Giang và tỉnh Hậu Giang đến tỉnh Cà Mau không thiếu nguồn đất đắp nhưng thiếu cát đắp nền trầm trọng. Năm 2023, hai dự án này cần 9,1 triệu mét khối cát đắp nền.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trong đó, An Giang thống nhất bố trí cho dự án 3,3 triệu mét khối và đã giao 1,1 triệu mét khối từ bốn mỏ đang khai thác. Nhà thầu đã ký hợp đồng với 2/4 mỏ, tuy nhiên từ cuối tháng 7-2023 đến nay đã tạm dừng do một mỏ bị tỉnh thu hồi giấy phép, một mỏ chủ doanh nghiệp bị khởi tố, điều tra. Đối với hai mỏ chưa ký hợp đồng, một mỏ tỉnh đã thu hồi giấy phép, một mỏ chưa thể cung cấp. Với 2,2 triệu mét khối còn lại, dự kiến bố trí từ năm mỏ đang khai thác, hiện đang triển khai các thủ tục. Đối với 3,7 triệu mét khối cho nhu cầu năm 2024 thì UBND tỉnh mới đang xem xét phương án cung cấp.

Tỉnh Đồng Tháp cũng đã thống nhất bố trí đủ cho dự án 7 triệu mét khối. Trong đó, dự án đã lấy được 0,371 triệu mét khối từ nguồn tăng công suất và dự kiến tiếp tục được cấp thêm 1,3 triệu mét khối từ các mỏ đang khai thác. Đối với khối lượng còn lại, đã giao cho nhà thầu sáu mỏ, dự kiến khai thác trong năm 2023 được 1,9 triệu mét khối, các nhà thầu đang hoàn thiện thủ tục.

Đánh giá chung về tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 này, Chính phủ cho biết, các công việc đều bám sát mốc tiến độ yêu cầu. Đặc biệt, triển khai dự án theo các cơ chế đặc thù đã rút ngắn được 1,5-2 năm so với các dự án thực hiện theo trình tự thủ tục thông thường. Cụ thể, từ khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư đến khi khởi công toàn bộ 12 dự án thành phần chỉ gần một năm; từ khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và bố trí vốn giải phóng mặt bằng đến nay chỉ 13 tháng nhưng đã hoàn thành 91%.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tuy nhiên, đối với các dự án thành phần khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), toàn bộ tuyến qua khu vực đất yếu, phải xử lý nền đường và gia tải chờ lún, thời gian hoàn thành phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung cấp vật liệu cát đắp. “Nếu các địa phương không đẩy nhanh thủ tục khai thác, cung cấp cát cho dự án, bảo đảm để các nhà thầu hoàn thành thi công đắp nền đường xong trước tháng 6-2024 thì rất khó hoàn thành tiến độ, do phải chờ lún từ 12-16 tháng”, Chính phủ cho biết.

Theo đánh giá của Chính phủ, việc triển khai các thủ tục nâng công suất mỏ, giao mỏ mới cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù của các địa phương còn chậm. Các thủ tục về đất đai, thủ tục mở mỏ mới kéo dài và sẽ khó hoàn thành các thủ tục mở mỏ mới trong năm 2023. Trong khi đó, Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định chỉ được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong hai năm 2022 và 2023. Vì vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù này đến hết năm 2024 để bảo đảm tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam.

Giả sử Quốc hội nhất trí kéo dài thời gian áp dụng cơ chế đặc thù thêm một năm thì áp lực nguyên vật liệu với các dự án cao tốc Bắc – Nam vẫn rất lớn vì việc mở mỏ nguyên liệu mới, theo phản ánh của các nhà thầu, đang hết sức khó khăn, nhất là ở ĐBSCL. Hiện mới có tỉnh Vĩnh Long đã ra văn bản giao cho nhà thầu một mỏ (trong số hai mỏ giao cho nhà thầu) để thực hiện các thủ tục tiếp theo, dự kiến đến tháng 12-2023 có thể khai thác; 11 mỏ mới tại Đồng Tháp và An Giang chưa biết khi nào hoàn thiện thủ tục. Điều này có nghĩa nhu cầu cát đắp nền năm 2023 của các dự án thành phần ở ĐBSCL không được đáp ứng và tiến độ dự án chắc chắn bị ảnh hưởng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

An Nhiên

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.