🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Cuộc họp OPEC+ sắp tới: Quan điểm của 3 quốc gia chủ chốt

Ngày đăng 14:06 08/04/2020
Cập nhật 17:31 09/07/2023
CL
-
2222
-

OPEC và các đối tác OPEC+ đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp ảo vào thứ Năm để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh và tình trạng dư cung ngày càng tăng. Khoảng một tháng trước, OPEC+ dường như đã sụp đổ, nhưng đối phó với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm đột ngột do dịch bệnh COVID-19, cùng với số áp lực từ tổng thống Donald Trump, Ả Rập Xê Út và Nga đang mang hi vọng xây dựng lại mối quan hệ đối tác OPEC+ của họ.

Mặc dù thị trường rất lạc quan về việc cắt giảm 10 - 15 triệu/thùng theo phát biểu của tổng thống Trump vào thứ Sáu tuần trước. Việc này không hề dễ dàng.

Mặc dù cuộc họp OPEC + vẫn chưa diễn ra, Ả Rập Xê Út và UAE đã chỉ ra rằng bất kỳ hoạt động cắt giảm sản xuất nào từ OPEC+ cũng sẽ cần có sự tham gia của các quốc gia khác. 12 quốc gia khác đã được mời tham dự cuộc họp OPEC + với tư cách là quan sát viên, nhưng không rõ họ sẽ tham dự hay không. Riêng Hoa Kỳ đã từ chối tham gia.

Một số nhà phân tích cho rằng OPEC+ đang có lập trường khôn ngoan khi gây áp lực cho các quốc gia ngoài OPEC+ tham gia cắt giảm. Tuy nhiên, những điều đang diễn ra đều là những tiền lễ chưa từng xảy ra trước đây. OPEC luôn tự mình hoạt động, chưa từng kêu gọi tham gia của người ngoài. Vào năm 2014, Ả Rập Xê Út đã đẩy mạnh sản xuất đến mức không thể cân bằng thị trường, nhưng Ả Rập cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng nào gây ảnh hưởng đến quốc gia khác nào ngoại trừ các đối tác OPEC. Liên minh OPEC+ đang kêu gọi tất cả các nhà sản xuất dầu cùng tham gia với họ. Đây chính là một trong những thời khắc chuyển mình của lịch sử.

Ả Rập Xê Út và Nga luôn là những nhân vật chủ chốt trong các cuộc họp của OPEC+. Lần này, Hoa Kỳ rò ràng cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ tóm tắt lại quan điểm của 3 quốc gia này về thị trường dầu mỏ:

Ả Rập Xê Út

Ả Rập Xê Út đã giảm 30% giá dầu trong tháng 3 và tăng sản lượng để phản ứng với thái độ từ chối cắt giảm sản lượng của Nga. Tuy nhiên, sự việc này đã diễn ra được một tháng.

WTI Futures Weekly Chart

Hiện nay, Ả Rập Xê Út đang lo lắng về doanh thu của chính phủ, đặc biệt là với các kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng như hiện tại. Quốc gia này cũng lo lắng về việc giá dầu thấp trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Saudi Aramco (SE: 2222). 20% người dân của Ả Rập Xê Út đã mua cổ phiếu của Aramco theo lời kêu gọi của chính phủ. Giá cổ phiếu Aramco thấp có thể khiến người dân mất niềm tin vào chính phủ.

Mặc dù Ả Rập Xê Út cần giá dầu cao hơn để duy trì ngành dầu mỏ, Aramco vẫn đang tăng cường sản xuất lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày, nếu tính cả 0,3 triệu hàng tồn kho thì là 12.3 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, với nhu cầu thấp như hiện tại, câu hỏi là liệu Aramco có kiếm được người mua dầu vào tháng Tư hay không. Nếu không, giá sẽ giảm sâu hơn nữa và vị thế Ả Rập Xê Út sẽ trở nên rất yếu kém. Hơn nữa, tỷ lệ sản xuất cao này sẽ khiến Ả Rập Xê Út không đủ khả năng dự trữ dầu lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Ả Rập Xê Út vừa công bố kế hoạch tăng công suất lên 13 triệu thùng/ngày, nhưng điều đó sẽ khiến Ả Rập Xê Út càng dễ bị tổn thương khi không còn khả năng dữ trữ dầu. Tất cả điều này sẽ chỉ ra rằng Ả Rập Xê Út sẽ rất muốn đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu.

 

Mặt khác, một số người suy đoán rằng Ả Rập Xê Út lên kế hoạch chiếm thị phần của Nga. Trong trường hợp đó, Ả Rập Xê Út sẽ tiếp tục tăng sản lượng kể cả có phải hi sinh lợi ích mình.

Nga

Nga cũng trong vị thế muốn đẩy giá dầu lên mức cao hơn như các quốc gia khác. Mới đây, Nga tuyên bố rằng giá 40 đô la/thùng là đủ cho ngân sách của mình, nhưng hiện giá đã xuống thấp hơn mức này một cách đáng kể. Nhưng liệu Nga có đồng ý cắt giảm một lượng đủ lớn để đưa giá về mốc 40 đô la không?

Tổng thống Nga Putin và bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak luôn từ chối mọi đề xuất cắt giảm trong quá khứ. Chúng ta có thể thấy rằng Nga sẽ không đồng ý bất kỳ hiệp ước sản xuất nào mà quốc gia này không thể kiểm soát.

Chúng ta vẫn không biết được Nga đang muốn tăng giá đến mức nào, nhưng ngay cả khi Nga đồng ý với thỏa thuận cắt giảm sản xuất, các đối tác của Nga sẽ phải cẩn trọng khi Nga có lịch sử không tuân theo các hiệp ước đã đề ra.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ không có cơ quan nào quản lý việc sản xuất dầu trên cả nước. Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết Hoa Kỳ có một thị trường dầu tự do và ngành công nghiệp sẽ tự điều chỉnh.

Một số tiểu bang, chẳng hạn như Texas và Oklahoma, có các cơ quan quản lý sản xuất dầu trong các tiểu bang, nhưng quá trình này khá phức tạp và có quy mô khá nhỏ. Một vài cách khác mà chính phủ liên bang có thể cố gắng kiềm chế sản lượng dầu trên cả nước là ban hành quy định về môi trường, nhưng bất cứ sự can thiệp vào vào luật lệ bảo vệ môi trường đều phải được tòa án thông qua.

Bộ Thông tin Năng lượng Mỹ EIA đã dự báo sản lượng dầu của Hoa Kỳ sẽ đạt trung bình 11,8 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm 500,000 triệu/thùng từ sản lượng dầy năm 2019. EIA dự đoán rằng sản lượng dầu của Hoa Kỳ sẽ giảm dần từ mức cao nhất trong tháng 3 là 12.72 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới xuống còn 10.96 triệu thùng/ngày trong tháng 10 trước khi bắt đầu tăng trở lại.

OPEC có thể sẽ đưa dự báo riêng về sản lượng dầu của Hoa Kỳ, nhưng những người theo dõi thị trường dầu không nên hy vọng Hoa Kỳ sẽ thỏa thuận mức cắt giảm sản lượng nào cao hơn mức EIA đưa ra.

Nếu thỏa thuận sụp đổ, nguyên nhân có thể là do các nước thành viên OPEC + không thể kêu gọi được các nhà sản xuất khác (như Hoa Kỳ) tham gia.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.