Tòa nhà rộng 9.000m2 mang hình dạng uốn lượn tựa như cồn cát vùng sa mạc, cứ ngỡ chỉ có ở trong phim viễn tưởng

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 12/03/2024 16:37

Tòa nhà rộng 9.000m2 mang hình dạng uốn lượn tựa như cồn cát vùng sa mạc, cứ ngỡ chỉ có ở trong phim viễn tưởng

Lấy cảm hứng từ những đụn cát nhấp nhô trên sa mạc, tòa nhà này sở hữu cấu trúc có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại sa mạc Trung Đông. Theo studio Zaha Hadid Architects, công trình này là trụ sở mới của công ty quản lý môi trường Bee'ah ở thành phố Sharjah, thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Thành lập vào năm 2007, Bee'ah là công ty quản lý môi trường phát triển nhanh nhất Trung Đông, với mục tiêu tạo ra một tương lai bền vững thông qua các giải pháp sáng tạo trong thu gom và xử lý chất thải, sản xuất điện mặt trời, tối đa hóa hiệu quả trong quá trình chuyển đổi chất thải thành năng lượng.

Tòa nhà này đóng vai trò là trung tâm quản lý và hành chính của tập đoàn Beeah. Ảnh: Hufton Crow
Trụ sở mới của Bee'ah được lên ý tưởng vào năm 2013 và hoàn thành trong năm 2021. Tòa nhà mang hình dạng của một chuỗi "cồn cát nối liền nhau" tạo nên điểm nhấn hết sức ấn tượng ở sa mạc Al Sajaa.

Được thiết kế bởi cố kiến trúc sư Zaha Hadid, tòa nhà rộng đến 9.000m2 và được cung cấp năng lượng bởi một hệ thống năng lượng mặt trời liên kết với các gói pin Tesla (NASDAQ:TSLA), mà studio cho biết đáp ứng nhu cầu năng lượng của tòa nhà suốt cả ngày lẫn đêm.

Vật liệu ốp cho công trình là loại có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, giúp kiểm soát nhiệt độ bên trong tòa nhà.

Trụ sở Beeah được thiết kế và định hướng để chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại khu vực này. Ảnh: Zaha Hadid Architects
Các đường cong của tòa nhà mô phỏng theo hình dạng của cồn cát giao nhau. Đây là cấu trúc có khả năng tối ưu hóa những cơn gió mùa Đông Bắc mạnh, đồng thời chống chọi với các điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt tại khu vực này.

Điểm nổi bật của nội thất là 2 "đụn cát" lớn giao nhau tại sảnh trung tâm bên trong tòa nhà với mái vòm cao 15m, giúp đón nhận nguồn ánh sáng tự nhiên và tăng cường thông gió.

Trong đó, “đụn cát” đầu tiên bao gồm các khu vực công cộng và quản lý của tòa nhà như sảnh vào, khán phòng, trung tâm giáo dục, phòng trưng bày, phòng quản lý. “Đụn cát” còn lại dành cho các văn phòng, quán cà phê, nhà hàng dành cho nhân viên và khách hàng.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Bố trí của không gian bên trong đều có tầm nhìn ra bên ngoài mà không yêu cầu mở rộng kính. Ảnh: Zaha Hadid Architects
Việc lắp kính được giảm thiểu trong toàn văn phòng nhằm tránh tiếp xúc với ánh nắng sa mạc khắc nghiệt, trong khi các tấm bê tông cốt sợi thủy tinh phủ khắp bên ngoài giúp điều hòa nhiệt độ bên trong.

Ngoài ra, nhiệt thải ra từ điều hòa không khí sẽ được dùng để giúp cung cấp nước nóng.

Các kiến ​​trúc sư cho biết, tòa nhà là một "cách tiếp cận hoàn toàn mới" để tái chế và quản lý chất thải trong khu vực.

Phần sảnh tòa nhà cho phép ánh sáng tự nhiên lọc qua. Ảnh: Zaha Hadid Architects
Bên cạnh đó, tòa nhà còn được cung cấp một phần năng lượng từ cơ sở quản lý chất thải cũng như các tấm quang điện được tích hợp vào thiết kế cảnh quan. Phần còn lại bao gồm một loạt các cơ sở chế biến rác, bao gồm cả một trung tâm tái chế rác thải xây dựng.

Với trụ sở mới của họ, Beeah chứng minh cách công nghệ có thể nâng cao tính bền vững của các công trình và đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên kế hoạch chi tiết cho các thành phố bền vững, thông minh trong tương lai như thế nào.

>> Một quốc gia tính chi 123.000 tỷ đồng xây tòa nhà cao nhất thế giới: Sẽ cao gấp đôi tháp Burj Khalifa, thách thức mọi khó khăn kỹ thuật