Sân bay 20 tỷ USD đang chìm dần vừa lập kỷ lục mới: Suốt 30 năm không làm mất bất kỳ kg hành lý nào

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 03/05/2024 13:07

Sân bay 20 tỷ USD đang chìm dần vừa lập kỷ lục mới: Suốt 30 năm không làm mất bất kỳ kg hành lý nào

Dù đón hàng chục triệu khách hàng mỗi năm nhưng mức độ an toàn tuyệt đối về hành lý của khách hàng nơi đây vẫn luôn là điều mà nhiều sân bay nổi tiếng khác trên thế giới “chỉ biết ước”. Quốc tếSân bay 20 tỷ USD đang chìm dần vừa lập kỷ lục mới: Suốt 30 năm không làm mất bất kỳ kg hành lý nàoĐăng Đức • {Ngày xuất bản}Dù đón hàng chục triệu khách hàng mỗi năm nhưng mức độ an toàn tuyệt đối về hành lý của khách hàng nơi đây vẫn luôn là điều mà nhiều sân bay nổi tiếng khác trên thế giới “chỉ biết ước”.

Trong khi các sân bay của Singapore và Doha (Qatar) cạnh tranh với nhau để giành danh hiệu “Sân bay tốt nhất thế giới”, thì một cảng hàng không khác lại tập trung vào thành tựu khác rất đáng tự hào.

Theo CNN, sân bay quốc tế Kansai (KIX) của Nhật Bản sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập vào đúng năm nay (2024) khi không thất lạc một kiện hành lý nào của hành khách suốt 3 thập kỷ qua.

Toàn cảnh sân bay quốc tế Kansai (Nhật Bản)
Trong một thông cáo báo chí, sân bay bận rộn thứ 7 của Nhật Bản cho biết họ không hề thất lạc bất kỳ hành lý hành khách nào kể từ khi mở cửa vào tháng 9/1994.

Đáng chú ý, sân bay quốc tế Kansai đón trung bình tới 20-30 triệu hành khách mỗi năm nên thành tích về “chữ Tín” kể trên quả là điều rất hiếm có và đáng khen.

>> ACV (HN:ACV): Chủ đầu tư sân bay Long Thành vốn hóa tăng gần 15.900 tỷ đồng trong 1 ngày, ngang công ty bất động sản đầu ngành

Trong khi các hành khách đi máy bay có thể vui mừng khi biết hành lý sẽ cùng họ “đi đến nơi, về đến chốn” thì có một nhóm người khác lại không coi trọng thành tích ấy, đó là các nhân viên sân bay.

Kenji Takanishi, nhân viên quan hệ công chúng của sân bay quốc tế Kansai, khiêm tốn chia sẻ với hãng thông tấn CNN: “Chúng tôi không cảm thấy mình đang làm điều gì đó đặc biệt. Chúng tôi vẫn làm việc như bình thường”.

“Chúng tôi chỉ làm công việc của mình hàng ngày và được xã hội công nhận vì điều đó. Chúng tôi chắc chắn rất vui khi nhận được giải thưởng này. Tôi nghĩ nhân viên của chúng tôi, đặc biệt là những người làm việc tại hiện trường, sẽ cảm thấy hài lòng hơn vì điều đó”.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Kể từ khi thành lập đến nay, suốt 30 năm qua, sân bay quốc tế Kansai không làm thất lạc bất kỳ kg hành lý nào của khách hàng
Tháng 4 vừa qua, Skytrax, một trang web chuyên đánh giá và xếp hạng hàng không có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã công nhận sân bay quốc tế Kansai là nơi vận chuyển hành lý tại sân bay tốt nhất thế giới.

Điều đáng chú ý là theo sân bay này, người xử lý hành lý và nhân viên mặt đất của họ chưa bao giờ làm thất lạc túi xách của hành khách. Nhưng nếu một người bị lạc trên đường đến hoặc đi từ sân bay quốc tế Kansai, đó có thể là lỗi của hãng hàng không chứ không phải lỗi của sân bay.

Hành lý đến kịp thời chỉ là một trong những yếu tố được xem xét khi xét duyệt danh hiệu dành cho sân bay “tốt nhất thế giới”. Việc cung cấp đồ ăn và đồ uống, tỷ lệ các chuyến bay đến và đi đúng giờ cũng như mức độ sạch sẽ của sân bay cũng được xem xét.

Hiện Kansai đang nỗ lực nâng cấp để sẵn sàng cho Expo 2025 (trước đây gọi là Hội chợ Thế giới) sẽ diễn ra tại Osaka trong 6 tháng, từ 13/4 – 13/10 năm sau.

Sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ở vịnh Osaka với chi phí lên đến 20 tỷ USD, phục vụ khu vực Osaka, Kyoto và Kobe (Nhật Bản). Vào năm 2024, Kansai được xếp hạng là sân bay tốt thứ 18 trên thế giới, sau các sân bay “đồng hương” khác ở Tokyo, Narita (vị trí thứ 5) và Haneda (thứ 4).

Khi hoàn thành thi công, sân bay được dự đoán sẽ ổn định trong vòng 5 thập kỷ, ở độ cao 4m so với mực nước biển để tránh lũ lụt. Một khoản ngân sách lên tới 145 triệu USD sau đó đã được chi ra để củng cố tường chắn sóng nhằm ngăn chặn tình trạng ngập nước cho sân bay.

Tuy nhiên, bất chấp việc các kiến trúc sư và nhà thầu Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện tỉ mỉ, bao gồm cả việc nâng cao khu vực nhà ga bằng kích thủy lực, sân bay vẫn tiếp tục chìm xuống. Các kỹ sư hiện đang gặp rắc rối không chỉ bởi tốc độ mà còn bởi sự chìm xuống không đồng đều của nó, từng phần của hòn đảo khổng lồ đang dần ngập nước với tốc độ khác nhau.

>> Quy hoạch sân bay Nội Bài đến năm 2030 thay đổi ra sao?