Phát hiện sự sống con người trong ống dung nham khổng lồ cách đây 7.000 năm ở quốc gia Trung Đông

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 20/04/2024 08:24

Phát hiện sự sống con người trong ống dung nham khổng lồ cách đây 7.000 năm ở quốc gia Trung Đông

Phân tích từ hang động dung nham ở Saudi Arabia đã thay đổi hiểu biết của con người về thời tiền sử tại khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho biết ống dung nham có tên Umm Jirsan nằm ở vùng núi lửa Harrat Khaybar, cách thành phố Medina (Saudi Arabia) khoảng 125km về phía Bắc.

Theo báo cáo của các nhà khoa học đăng trên tạp chí PLOS One, Umm Jirsan hiện là ống dung nham dài nhất ở Saudi Arabia với chiều dài 1481m.

Các nhà nghiên cứu khám phá hệ thống ống dung nham Umm Jirsan rộng lớn ở Saudi Arabia. Ảnh: LiveScience
Chuyên gia Stewart và nhóm của ông đã nghiên cứu vùng sa mạc Saudi Arabia suốt hơn 15 năm và gần đây tìm thấy nhiều cấu trúc bằng đá trên bề mặt, xác nhận từng có người ở.

Khí hậu khô cằn của sa mạc làm phân hủy các vật liệu sinh học, dẫn đến khó xác định được niên đại, nhưng phát hiện về hang động Umm Jirsan đã thay đổi điều đó.

Tại đây, nhóm nghiên cứu tìm thấy 9 bộ hài cốt con người, nhiều mảnh vải, đồ gỗ đã gia công và tác phẩm nghệ thuật trên đá thể hiện động vật được thuần hóa.

Họ xác định con người đã cư trú ở khu vực này trong ít nhất 7.000 năm qua và có thể xa tới 10.000 năm. Cộng đồng người cổ đại này đã để lại một số manh mối về đời sống của họ.

Các hiện vật tiết lộ cuộc sống của những nông dân thời tiền sử, với nghề trồng trọt, chăn nuôi phát triển mạnh cho đến thời đại đồ đồng.

Một số hình vẽ bên trong hang động. Ảnh: LiveScience
Tuy nhiên, phân tích cũng chỉ ra con người không sống ở hang động dung nham trong thời gian dài.

Theo các nhà nghiên cứu, ống dung nham dường như chỉ đóng vai trò là một địa điểm dừng chân dọc tuyến đường chăn nuôi và cho phép những người chăn nuôi gia súc đi ngang qua có thể tìm kiếm nước cũng như nghỉ ngơi.

Trước đó, hang động này cũng liên quan đến các hoạt động săn bắn và có thể là một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương trong thời đại đồ đồng do đây là lối đi ngầm để vận chuyển đá núi lửa.

Giáo sư Anthony Sinclair, chuyên về lý thuyết và phương pháp khảo cổ học tại Đại học Liverpool ở Anh, cho biết ngoài việc cung cấp nơi trú ẩn, ống dung nham còn là một “vị trí phòng thủ giúp những người chăn nuôi bảo vệ đàn gia súc vào ban đêm trước những kẻ săn mồi như sói, linh cẩu".

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

>> Người đàn ông đi mò ốc bất ngờ phát hiện ‘vật thể cứng’, sẫm màu dài gần 20m, chuyên gia ngỡ ngàng ‘nó có giá gần 400 tỷ đồng’