Nghịch lý đằng sau thương vụ bom tấn 60 tỷ USD của Exxon Mobil

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 13/10/2023 14:55

Nghịch lý đằng sau thương vụ bom tấn 60 tỷ USD của Exxon Mobil

IEA dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ đạt đỉnh trước năm 2030 và sau đó sụt giảm rất mạnh. Nhưng Exxon Mobil không tin vào điều đó. Quốc tếNghịch lý đằng sau thương vụ bom tấn 60 tỷ USD của Exxon MobilHoàng Yến • {Ngày xuất bản}IEA dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ đạt đỉnh trước năm 2030 và sau đó sụt giảm rất mạnh. Nhưng Exxon Mobil không tin vào điều đó.

CEO Darren Woods của Exxon Mobil lâu nay vẫn quả quyết rằng dầu mỏ và khí đốt sẽ tiếp tục là trụ cột năng lượng của thế giới bất chấp những nỗ lực giảm thiểu khí thải. Tuần này, ông vừa mạnh tay chi 60 tỷ USD để đặt cược vào nhận định đó.

Với việc thâu tóm Pioneer Natural Resources, gã khổng lồ năng lượng Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất thống trị bể dầu Permian lớn nhất nước Mỹ. Ngay lập tức, công suất của Exxon tại bể dầu nằm ở 2 bang Texas và New Mexico sẽ tăng gấp đôi, lên 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Đến năm 2027, bể dầu này dự kiến có sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày. Tức là Exxon sẽ tiếp cận với 16 tỷ thùng dầu, dự trữ trong vòng 15-20 năm.

Đây thực sự là 1 cú đặt cược táo bạo khi mà Cơ quan năng lượng quốc tế IEA đã dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch của toàn thế giới sẽ đạt đỉnh trước năm 2030, sau đó sẽ giảm rất mạnh để tránh những tác động tồi tệ nhất từ hiện tượng trái đất nóng lên.

Ngược lại, Exxon vẫn dự báo rằng đến năm 2050 dầu mỏ và khí đốt sẽ chiếm hơn một nửa nhu cầu năng lượng toàn cầu. Nguyên nhân là do nhu cầu khổng lồ từ tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo và tiến trình chuyển đổi năng lượng xanh vẫn diễn ra khá chậm chạp.

Thương vụ lớn nhất kể từ năm 1999 của Exxon Mobil khiến những người đấu tranh vì môi trường rất tức giận. Nhớ lại cách đây 2 năm, cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lớn vào dầu mỏ và khí đốt đã tạo nên 1 cuộc “đảo chính” ở Exxon. Quỹ đầu cơ Engine No.1 giành được 3 ghế trong hội đồng quản trị và yêu cầu tập đoàn phải có trách nhiệm hơn với biến đổi khí hậu.

Gần đây Exxon cũng đã chi hàng tỷ USD cho các mảng kinh doanh hướng đến giảm lượng carbon, tuy nhiên tham vọng lớn hơn của tập đoàn này vẫn là đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Những đối thủ của Exxon ở châu Âu như BP và Shell đã bán đi một phần danh mục nhiên liệu hóa thạch. Kể từ năm 2019, cả hai đã cắt giảm sản lượng dầu.

Tuy nhiên tại Mỹ, đối thủ sừng sỏ của Exxon là Chevron gần đây chi 6,3 tỷ USD để thâu tóm nhà sản xuất dầu đá phiến PDC Energy và bổ sung thêm trữ lượng dầu khí. Các chuyên gia phân tích dự đoán thương vụ Exxon mua Pioneer sẽ gây áp lực buộc Chevron phải theo đuổi 1 vụ M&A ở bể dầu Permian để có thể cạnh tranh với đối thủ.