Xem cách khối ngoại "gom hàng" trong tháng 11

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 03/12/2022 05:20

Xem cách khối ngoại "gom hàng" trong tháng 11

Đặc điểm của khối ngoại là họ “chạy nhưng sẵn sàng quay trở lại”, khác với việc “chạy mất hút” của nhà đầu tư Việt Nam. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư ngoại sẽ trở lại mạnh mẽ và nhanh chóng. Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa kết thúc tháng 11/2022 nhiều khá nhiều sóng gió. Nửa đầu tháng, VN-Index liên tục rơi khỏi các mốc 1.000 điểm, 900 điểm, xuống điểm thấp nhất 873,78 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/11.

Đà lao dốc của chỉ số cộng hưởng lực bán giải chấp khiến thị trường chứng kiến hàng trăm mã giảm sàn mỗi phiên. Điều này tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ trong 3 tuần trở lại đây trong đó có đóng góp lớn từ khối ngoại đã giúp VN-Index và các chỉ số nhanh chóng hồi trở lại. 

Ngoài ra, những yếu tố về chính sách trong nước liên quan đến gỡ vướng thị trường bất động sản hay các kênh huy động vốn cũng như thông tin Fed sẽ tăng lãi suất chậm lại trong đầu tháng 12 này được cho là cũng khiến tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại.

Kết phiên giao dịch ngày 30/11, VN-Index tăng phiên thứ 5 liên tiếp (tổng mức tăng 102,8 điểm) lên mức 1.048,42 điểm - tăng 1,99% so với cuối tháng 10 qua đó ngắt chuỗi 2 tháng liên tục điều chỉnh trước đó. Mặc dù vậy, so với thời điểm đầu năm nay, chỉ số hiện đã giảm hơn 30%.

Biểu đồ VN-Index

Thống kê từ FiinTrade cho thấy, dòng tiền tiếp tục tăng vào cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, tài nguyên cơ bản, trong khi giảm ở nhóm xây dựng & vật liệu, hóa chất, dầu khí.

Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán tăng mạnh nhất trong tháng 11 trong khi nếu tính từ đầu năm 2022 tới nay, chứng khoán và thép vẫn nằm trong Top giảm điểm.

Như đã nhắc ở trên, một trong những công thần chính giúp VN-Index đảo chiều hồi phục mạnh trong thời gian này đến từ các hoạt động tích cực của dòng tiền khối ngoại trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân xả ròng mạnh.

Cụ thể, cá nhân trong nước đã bán ròng hơn 19.000 tỷ đồng trong tháng 11 với hàng loạt nguyên nhân đã được liệt kê.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

An Phong tổng hợp

Cùng thời gian, khối ngoại đã chuyển hướng mua ròng mạnh qua đó ghi nhận tháng giải ngân ròng lớn thứ hai trong lịch sử chỉ sau tháng 5/2018. Cụ thể, khối ngoại gom ròng tới gần 16.000 tỷ đồng trên sàn HOSE trong đó mua khớp lệnh 14.926 tỷ. Ngoài ra, nhóm này cũng vào ròng gần 900 tỷ đồng trên HNX và UPCoM

Thống kê cho thấy, khối ngoại ngoài tập trung mua ròng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 trong đó cổ phiếu VHM của Vinhomes (HM:VHM) hút ròng tới 1.727 tỷ đồng. Lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đã giúp cổ phiếu này tăng hơn 21,1% lên 54.500 đồng thị giá.

Kế đó, một số mã như cổ phiếu STB (HM:STB) cũng được gom ròng hơn 1.320 tỷ đồng, SSI (HM:SSI) (1.032,9 tỷ đồng), CTG (HM:CTG) (812,7 tỷ đồng), VND (HM:VND) (465,1 tỷ đồng),HPG (HM:HPG) (1.084 tỷ đồng), MSN (HM:MSN) (932,8 tỷ đồng), VIC (HM:VIC) (840,9 tỷ đồng), VNM (HM:VNM) (648,7 tỷ đồng),...

Các mã như BID (HM:BID), VCI (HM:VCI), VCB (HM:VCB), EIB (HM:EIB),... cũng được rót dòng đáng kể.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng mạnh tại một số cổ phiếu như HPX, PNJ (HM:PNJ), NVL (HM:NVL), DXG (HM:DXG), FPT (HM:FPT), KDC (HM:KDC),... trong đó 3 cổ phiếu bất động sản là HPX, PNJ, NVL chịu ảnh hưởng của việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh do nhà đầu tư bị buộc phải bán giải chấp.

Tương tự HOSE, khối ngoại đã cũng mua ròng trở lại hơn 775 tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 11 trong đó cổ phiếu PVS (HN:PVS) hút ròng 546 tỷ đồng; dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã IDC (HN:IDC) (128,48 tỷ đồng), TNG (HN:TNG) (27,58 tỷ đồng), PVI (HN:PVI) (25,34 tỷ đồng) và CEO (14,83 tỷ đồng).

Ngược lại, đa số các mã bị bán ròng trong tháng đều có giá trị chưa tới 15 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 118 tỷ đồng trong đó VEA (HN:VEA) được mua mạnh nhất với 45 tỷ đồng; QNS (HN:QNS) (38 tỷ đồng), BSR (HN:BSR) (36,7 tỷ đồng), MCH (HN:MCH) (19,1 tỷ đồng), OIL (HN:OIL) (8,1 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ACV (HN:ACV) bị bán hơn 44 tỷ đồng; VTP và SKH lần lượt bị rút ròng với giá trị 10,2 tỷ và 5,5 tỷ đồng. Những mã khác trên HNX bị bán ròng dưới 5 tỷ đồng gồm QTP (HN:QTP), BDT, WSB, VGT (HN:VGT), ICN, VGI,...

h2 Khối ngoại có thể tiếp tục vai trò dẫn dắt?/h2 Nếu thường xuyên quan sát diễn biến thị trường, dễ nhận thấy nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thường bán ròng ở những phiên giảm điểm, ngược lại khối ngoại thường mua ròng mạnh khi thị trường giảm sâu.

Động thái trái ngược này diễn ra trong bối cảnh VN-Index liên tục lao dốc gần 40% kể từ đỉnh. Đà giảm này đã đẩy nhiều cổ phiếu về vùng giá thấp nhất trong lịch sử. Khối ngoại lúc này nhìn thấy cơ hội và mua ròng liên tục trong khi nhà đầu tư cá nhân gần như rơi vào trạng thái tâm lý cùng cực dẫn đến bán tháo không ngừng.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, đặc điểm của nhà đầu tư nước ngoài là họ “chạy nhưng sẵn sàng quay trở lại”, khác với đặc điểm “chạy mất hút” của nhà đầu tư Việt Nam. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại mạnh mẽ và nhanh chóng.

"Nhà đầu tư nước ngoài sẽ luôn vừa chạy vừa ngoảnh lại, không bao giờ chạy quá xa như mình, chạy hụt hơi rồi cuối cùng không quay lại kịp. Đây là một tâm lý thị trường rất quan trọng mà nhà đầu tư nên nhớ", ông Nghĩa nói.

Trong khi đó, nhìn lại quá khứ, hoạt động của nhà đầu tư ngoại từng nhiều lần dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn 2017 - 2018, nhà đầu tư ngoại mua ròng, thị trường đi lên, ngược lại khi khối ngoại bán ròng, thị trường đi xuống. Hay như thời điểm trước COVID-19, động thái mua/bán hằng ngày của khối ngoại từng là một chỉ báo quan trọng của nhiều nhà đầu tư trong nước.

Với đà mua ròng liên tục từ đầu năm, cùng xu hướng rời bỏ thị trường của nhà đầu tư cá nhân trong nước, không loại trừ kịch bản khối ngoại sẽ quay lại vị thế dẫn dắt trên thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh thị trường Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa

Tiến sĩ Nghĩa cho biết: “Người nước ngoài đánh giá rất cao triển vọng tài chính của Việt Nam trong tương lai. Sự đánh giá đấy là rất đúng với góc nhìn dài hạn của họ khi chính trị ổn định, xã hội ổn định, dân tộc, tôn giáo đoàn kết và không tạo ra rủi ro về xung đột ở đây”.

Không thể phủ nhận vai trò là lực đỡ quan trọng của khối ngoại với thị trường chứng khoán trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Đáng nói hơn, sự nhập cuộc của dòng tiền ngoại đã giúp hàng loạt cổ phiếu trên thị trường - nhất là các mã có vai trò dẫn dắt hồi phục mạnh mẽ ngay sau giai đoạn tạo đáy.Nhiều cổ phiếu thậm chí đã tăng 10 - 50% chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây trong đó VNM tăng 11%, VCB tăng 11,4%, VHM tăng 21,2%, STB tăng 30,8%, VIC tăng 31%, SSI tăng 36%, HPG tăng 44%,...

]]>