Vietstock Daily 21/06/2022: Dòng tiền thông minh suy yếu, rủi ro sụt giảm tăng cao

Vietstock

Ngày đăng 20/06/2022 18:15

Vietstock Daily 21/06/2022: Dòng tiền thông minh suy yếu, rủi ro sụt giảm tăng cao

Vietstock - Vietstock Daily 21/06/2022: Dòng tiền thông minh suy yếu, rủi ro sụt giảm tăng cao

VN-Index có phiên giao dịch ảm đạm khi giảm mạnh gần 37 điểm và hình thành mẫu hình nến Black Closing Marubozu. Cùng với đó, dòng tiền thông minh cũng sụt giảm cho thấy rủi ro trong ngắn hạn đang tăng cao.

I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 20/06/2022

- Các chỉ số chính cùng giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 20/06/2022. Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm mạnh 3.03%, xuống mức 1,180.4 điểm; HNX-Index lao dốc 4.33%, dừng chân ở mức 267.92 điểm.

- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 620 triệu đơn vị, giảm 9.36% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 6.95 %, đạt gần 75 triệu đơn vị.

- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 605 tỷ đồng, bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 11 tỷ đồng.

- Giá xăng ngày 21/06 dự kiến tiếp tục tăng theo đà tăng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn, giá mặt hàng này trong nước có thể tăng 350-450 đồng/lít. Cụ thể, bình quân giá xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) lên 150,6 USD/thùng, xăng RON 95 lên 157 USD/thùng, dầu diesel 170,88 USD/thùng. Với việc giá xăng liên tục tăng cao khiến lo ngại về lạm phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư và kích thích bán ra để phòng ngừa rủi ro ngắn hạn.

- Thị trường chứng khoán khởi đầu tuần giao dịch trong sắc đỏ ảm đạm. Các chỉ số chính giao dịch thận trọng quanh mức tham chiếu đầu phiên rồi lao dốc trong suốt khoảng thời gian còn lại của phiên sáng. Bước sang phiên chiều, thị trường còn trở nên tiêu cực hơn khi nhiều cổ phiếu bắt đầu hiện màu “xanh lơ”. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 36.9 điểm, xuống còn 1,180.4 điểm; HNX-Index lao dốc 12.14 điểm, dừng chân ở mức 267.92 điểm.

- Không thoát khỏi xu hướng chung, VN30-Index kết phiên giảm 32.47 điểm (-2.58%), xuống còn 1,225.56 điểm. Bên bán chiếm ưu thế hoàn toàn trong rổ với 27 mã giảm, 1 mã tham chiếu và chỉ có 2 mã tăng giá. Nối bật trong rổ là các cổ phiếu STB (HM:STB), HPG (HM:HPG), GAS (HM:GAS), SSI (HM:SSI), POW (HM:POW). Những mã này đồng loạt giảm sàn. Trong khi đó, VNM (HM:VNM) và VJC (HM:VJC) là hai cổ phiếu còn hiện sắc xanh với mức tăng lần lượt ở mức 3.4% và 1.7%.

- Về mức độ ảnh hưởng, GAS, HPG, BID (HM:BID), VPB (HM:VPB) và MBB (HM:MBB) là những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index. Riêng GAS đã lấy đi gần 4 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, VNM là cổ phiếu có tác động tích cực nhất khi góp gần 2 điểm tăng cho chỉ số.

- Về nhóm ngành, tuy có sự phục hồi nhẹ ở đầu phiên, nhưng áp lực bán về sau đã kéo nhóm chứng khoán tiếp tục giảm mạnh và là một trong những nhóm giảm mạnh nhất thị trường. Trong nhóm có tới 13/25 mã nằm sàn, trong đó có sự hiện diện của nhiều ông lớn như SSI, VND (HM:VND), VCI (HM:VCI), HCM hay MBS (HN:MBS).

- Cùng với chứng khoán, khai khoáng cũng có phiên giao dịch ảm đạm với nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh. Cụ thể, các mã họ dầu khí như PVS (HN:PVS), PVD (HM:PVD), PVC (HN:PVC) đều giảm hết biên độ. Cùng với đó, nhiều cổ phiếu khác trong nhóm như NBC, TVD, DHA cũng sụt giảm mạnh.

- Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thủy sản lại có phiên giao dịch khá tích cực. Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019, xuất khẩu tôm Việt sang Canada liên tục tăng. Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy Canada là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của tôm Việt Nam trong khối CPTPP, chiếm 22% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam vào khối thị trường này. Theo đó, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục tăng. Cụ thể năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Canada đạt 187 triệu USD, tăng 23% so với năm 2019; năm 2021 tăng 18% so với năm 2019, đạt 180 triệu USD. Tính tới nửa đầu tháng 5/2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100 triệu USD. Đây là thông tin rất tích cực với nhóm cổ phiếu này. Trong phiên giao dịch, Tôm Minh Phú (MPC (HN:MPC)) tăng mạnh 7.11%. Sắc xanh còn lan rộng sang các cổ phiếu thủy sản khác như VHC (HM:VHC), IDI hay FMC.

- VN-Index có phiên giao dịch ảm đạm khi giảm mạnh gần 37 điểm và hình thành mẫu hình nến Black Closing Marubozu. Cùng với đó, dòng tiền thông minh cũng sụt giảm cho thấy rủi ro trong ngắn hạn đang tăng cao.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index - Black Closing Marubozu xuất hiện

Trong phiên giao dịch ngày 20/06/2022, VN-Index hình thành mẫu hình nến Black Closing Marubozu và xác nhận mẫu hình Falling Window từ tuần trước cho thấy triển vọng ngắn hạn đang khá bi quan.

Vùng 1,150-1,200 điểm (tương đương đáy cũ tháng 05/2022) đang được test lại. Nếu vùng này trụ vững thì vẫn còn hi vọng về một đợt hồi phục trong ngắn hạn. Nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì rủi ro là rất cao.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày chứng tỏ nhà đầu tư chưa rời bỏ thị trường.

HNX-Index - Triển vọng ngắn hạn kém tích cực

Trong phiên giao dịch ngày 20/06/2022, HNX-Index tiếp tục bám vào Lower Band và Bollinger Bands đang bung nén nên rủi ro trong ngắn hạn là rất cao.

Vùng 240-250 điểm (tương đương đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 01/2021 và ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8%) sẽ là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số.

Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index sắp cắt xuống đường EMA 20 ngày. Nếu tín hiệu này xuất hiện trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ tăng lên.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại bán ròng trở lại trong phiên giao dịch ngày 20/06/2022. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bi quan hơn.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 20/06/2022

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock