Thị trường Việt Nam 26/4. Giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng

Investing.com

Ngày đăng 26/04/2021 04:18

Theo Dong Hai

Investing.com – Khởi động tuần cuối tháng 4, thị trường Việt Nam có gì mới? Giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng giá khiến giới thầu xây dựng căng thẳng, lo lắng, đề nghị kiểm soát 'tiền bẩn' chảy vào bất động sản, Trung Quốc sẽ giảm tỷ trọng than trong cơ cấu năng lượng xuống dưới 56%... Dưới đây là nội dung chính tin tức hôm nay thứ Hai 26/4.

1. Giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng giá khiến giới thầu xây dựng căng thẳng, lo lắng

Ngoài sắt thép, giá nhiều vật liệu xây dựng như cát, gạch, xi măng trong vài tháng qua đều tăng mạnh. Mới đây, sau khi có thông báo 3 tuần, ngày 21.4, xi măng Bỉm Sơn (HN:BCC) từ các đại lý cũng chính thức tăng 30.000 đồng/tấn, một số loại khác cũng tăng mức tương đương hoặc tăng đến 40.000 đồng/tấn. Không chỉ có sắt thép, nhiều vật liệu xây dựng khác, không liên quan đến giá phôi thép thế giới biến động, cũng tăng vù vù. Giá vật liệu tăng, các chủ thầu nhỏ đã bị ảnh hưởng trầm trọng.

Theo thông báo tăng giá xi măng các công ty và đại lý bán vật liệu xây dựng cung cấp, trong tháng 4, nhiều thương hiệu xi măng trong nước tăng giá từ 30.000 - 40.000 đồng/tấn. Cụ thể, ngày 15.4, xi măng Công Thanh điều chỉnh tăng 30.000 đồng/tấn (bao gồm thuế GTGT) tại thị trường miền Trung; ngày 21.4, xi măng Hoàng Long, Xuân Thành (loại bao và rời), Duyên Hà điều chỉnh tăng 40.000 đồng/tấn; xi măng Bỉm Sơn (bao PCB30 và PVB40), xi măng Vicem Hoàng Mai tăng 30.000 đồng/tấn; ngày 22.4, xi măng Long Sơn điều chỉnh tăng 40.000 đồng/tấn... Khảo sát giá gạch tại thị trường miền Trung cũng tăng mạnh. Chẳng hạn, gạch của Công ty gạch Tuynel Huế tăng 400 - 600 đồng/viên so với giá đầu năm nay, từ 1.700 đồng lên 2.100 đồng/viên gạch đặc và gạch lỗ từ 2.400 đồng lên 3.000 đồng/viên.

Theo Hiệp hội Xi măng VN, trong quý 1 năm nay, khu vực Đông Nam bộ tiêu thụ xi măng lớn nhất cả nước. Tháng 2 nghỉ Tết Nguyên đán, sang tháng 3, sản lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng vọt gấp 2,3 lần. Cùng thời điểm tháng 3, tại miền Bắc tiêu thụ xi măng tăng gần 40% so với tháng 2. Giá nguyên vật liệu nói chung theo phản ánh của các công ty xây dựng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mặt hàng sắt thép chiếm khoảng 20% tỷ trọng xây dựng lại tăng giá đến 40% khiến cả thị trường vật liệu xây dựng nói chung bị ảnh hưởng lớn.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Cả thế giới như đang trong cơn sốt vì giá cả các mặt hàng đều tăng, từ nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi, đến nguyên liệu đầu vào loạt các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép... Phần lớn do “di chứng” của đại dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, phải nhận thấy là nhu cầu xây dựng, đặc biệt tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công đang tiến triển tốt, đẩy giá vật liệu xây dựng tăng theo. Ở đây, chính các nhà thầu phải có hiểu biết giá cả thế giới và có dự báo dài hạn hơn để bỏ thầu. Các dự án nhận thầu trọn gói nếu không thương thảo được, chắc chắn lỗ nặng, nếu không nói là phá sản. Thế nên, phải hết sức thận trọng và trong cam kết trách nhiệm 2 bên nếu giá vật liệu tăng vọt thế nào.

2. Đề nghị kiểm soát 'tiền bẩn' chảy vào bất động sản

Theo HoREA, trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93%, nhưng không quá bất thường. Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu? Báo cáo của HoRea nhận định, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền từ chốt lời chứng khoán và nguồn tiền “kiều hối” (khoảng 20% “kiều hối” đầu tư vào bất động sản), và "đề nghị Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn” (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để “rửa tiền”.

Ngoài ra, HoREA cũng đề xuất kiểm soát chặt “tín dụng tiêu dùng”, ngăn chặn việc chuyển một phần nguồn vốn vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà, để “lướt sóng” khi thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng”. Cụ thể, tỷ trọng vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà để ở chiếm khoảng 13% tín dụng tiêu dùng, nhưng khi thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng”, thì sẽ có một phần vốn không nhỏ được sử dụng để “lướt sóng”. Do vậy, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích vay, để góp phần phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh. Khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt “bong bóng” bất động sản, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện các giải pháp đề xuất nói trên. Đồng thời, xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt “bong bóng” bất động sản... Hiện nay, ngân hàng cho vay tối đa đến 70% giá trị hợp đồng mua bất động sản. Khi xảy ra đầu cơ, sốt nóng “bong bóng” bất động sản, Hiệp hội đề xuất Ngân hàng Nhà nước tham khảo cách làm của một số nước, như có thể xem xét giảm ngay tỷ lệ cho vay xuống còn 50%, thậm chí chỉ còn 35%, để ngăn chặn đầu cơ, “lướt sóng”. Khi sử dụng các giải pháp tiền tệ, nên tham khảo kinh nghiệm của Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng vào thời điểm tháng 2.2008 và tháng 2.2011. Thời điểm đó, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, siết tín dụng bất động sản, nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, dẫn đến lãi suất cho vay lên 21-25%/năm, đã cắt ngay cơn sốt “bong bóng”. Nhưng hệ quả không mong muốn là chính sách này đã đẩy thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào tình trạng “đóng băng”. Sau đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phải dùng khá nhiều giải pháp để phá thế đóng băng.

Một yếu tố bất cập nên được sửa đổi đó là nhà nước cần chủ động tăng, hoặc giảm nguồn cung đất đai trên thị trường sơ cấp để điều tiết cung - cầu, nhất là khi thị trường bất động sản bị đầu cơ, sốt “bong bóng”. Nhưng trong nhiều năm qua, Nhà nước chưa sử dụng thật hiệu quả công cụ quy hoạch, mà lại có biểu hiện Nhà nước “bị động”, bị nhà đầu tư “dẫn dắt”, nên đã xảy ra tình trạng Nhà nước điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu của nhà đầu tư, làm “chệch” mục tiêu quy hoạch ban đầu.

3. Trung Quốc sẽ giảm tỷ trọng than trong cơ cấu năng lượng xuống dưới 56%

Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu giảm tỷ trọng than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống dưới 56% trong năm nay, thấp hơn mức 56,8% trong năm 2020 và 57,7% năm 2019.

Trong năm 2021, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục thay thế than trong tổng tiêu thụ năng lượng bằng điện tương đương 200 tỷ kWh, đồng thời tăng tỷ trọng điện trong tổng tiêu thụ năng lượng lên 28%. Trong khi đó, sản lượng năng lượng của Trung Quốc dự kiến đạt 4,2 tỷ tấn than quy đổi trong năm nay, trong khi sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên dự kiến lần lượt đạt khoảng 196 triệu tấn và 202,5 tỷ m3.

NEA cho biết, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát hơn nữa tổng lượng tiêu thụ than, thúc đẩy sử dụng than sạch và hiệu quả, đồng thời khuyến khích những dịch vụ năng lượng toàn diện và tăng cường quản lý hiệu quả năng lượng. Về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung Quốc đã công bố mục tiêu đạt đỉnh lượng khí thải carbon dioxide trước năm 2030 và trở thành nước đạt ngưỡng trung hòa carbon vào năm 2060.

Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.

Đăng Xuất
Có chắc chắn bạn muốn đăng xuất không?
Không
Hủy
Đang Lưu Thay Đổi