Ngày 23/08/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Vietstock

Ngày đăng 23/08/2022 11:00

Ngày 23/08/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Vietstock - Ngày 23/08/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGG (HM:AGG), BCM (HM:BCM), FLC (HM:FLC), SHB (HM:SHB), PVS (HN:PVS), NLG (HM:NLG), STB, VJC, VPI (HM:VPI) và VNM (HM:VNM).

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

AGG - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia

Giá cổ phiếu AGG bắt đầu giảm trở lại với 3 cây nến đỏ liên tiếp. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD hình thành tín hiệu bán trở lại khiến cho lo ngại về khả năng có điều chỉnh ngắn hạn tăng lên.

Mặt khác, giá đã rơi xuống dưới cả hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày nên rủi ro giảm giá khá lớn.

Vùng 36,000-37,000 (tương đương đáy cũ tháng 05/2022) sẽ là hỗ trợ mạnh cho giá cổ phiếu AGG trong thời gian tới.

BCM - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP

Giá cổ phiếu BCM tăng liên tục trong những tuần qua và chạm đỉnh cũ tháng 05/2022 (tương đương vùng 85,000-88,000).

Mẫu hình nến White Marubozu xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 22/08/2022 cho thấy nhà đầu tư đang rất lạc quan khi mà giá đã vượt lên trên đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày.

Khối lượng giao dịch đột biến và vượt mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đang khá lạc quan trong ngắn hạn.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC

Trong phiên giao dịch ngày 22/08/2022, giá tiếp tục nằm dưới đường SMA 50 ngày nên xu hướng hiện hành khá bi quan.

Mẫu hình Inverted Hammer xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan khi thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ.

Chỉ báo MACD đã rơi xuống dưới mức 0 nên nhà đầu tư cần thận trọng. Đáy cũ tháng 06/2022 (tương đương vùng 3,400-4,400) sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho FLC trong thời gian tới.

SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Giá cổ phiếu SHB đã phá vỡ hoàn toàn đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Khối ngoại mua ròng mạnh thường xuyên giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch liên tục nằm dưới trung bình 20 ngày chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng trong ngắn hạn.

Vùng 14,000-15,000 sẽ là hỗ trợ mạnh nếu có sụt giảm bất ngờ xảy ra.

PVS - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Giá đã vượt đường SMA 100 ngày nên triển vọng khá tích cực. Tuy nhiên, mẫu hình High Wave Candle cho thấy sự thận trọng vẫn còn.

Khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 ngày cho thấy rủi ro không quá lớn trong ngắn hạn.

Đáy cũ tháng 07/2022 (tương đương vùng 22,000-23,000) đã trụ vững. Vùng này sẽ là hỗ trợ torng trường hợp đà giảm quay trở lại.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

Giá cổ phiếu NLG đã tăng mạnh trở lại sau phiên giảm hồi tuần trước. Người viết kỳ vọng PVS sẽ vượt đường SMA 100 ngày trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, khối lượng cổ phiếu trồi sụt khá thất thường và dao động xoay quanh mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư không ổn định.

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HM:STB)

Khối lượng giao dịch của STB giảm và nằm dưới mức trung bình 20 ngày trong phiên giao dịch 22/08/2022.

Giá đã vượt các đường SMA 50 ngày, SMA 100 ngày nên xu hướng dài hạn đã chuyển từ giảm sang tăng.

Mẫu hình Double Bottom đã đánh dấu sự bứt phá của STB. Giá cũng sắp đạt đến mục tiêu giá (target price) của mẫu hình.

VJC - CTCP Hàng không Vietjet (HM:VJC)

Các cây nến nhỏ xuất hiện liên tiếp nhau trên đồ thị của VJC cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân trong ngắn hạn.

Chỉ báo MACD tiếp tục đà giảm sau khi cho tín hiệu bán mạnh. Mặt khác, khối lượng giao dịch đã rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày.

Đáy cũ tháng 05/2022 (tương đương vùng 121,000-125,000) sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.

VPI - CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST

Giá cổ phiếu VPI đang giằng co mạnh nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng và đang ở vùng cao nhất trong lịch sử (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cũng đã vượt qua các đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Hai đường này cũng cho điểm giao cắt vàng (golden cross) trở lại.

Hỗ trợ trong ngắn hạn của VPI là vùng 61,000-63,000 (tương đương nhóm MA trung hạn).

VNM - CTCP Sữa Việt Nam

Theo lý thuyết sóng Elliott, sóng C dài hạn đã kết thúc. Một chu kỳ tăng trưởng mới chuẩn bị bắt đầu với sự lao dốc của giá bột sữa gầy (SMP).

Chỉ báo MACD đảo chiều và cho mua trở lại. Đồng thời, chỉ báo này cũng đã vượt lên trên ngưỡng 0 nên rủi ro không lớn.

Mặt khác, Relative Strength vượt đường MA 20 ngày chứng tỏ cổ phiếu đang mạnh hơn (outperform) thị trường chung.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock