Cổ phiếu PDR, TCB tăng trên 6%, VN-Index áp sát mốc 1.275

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 21/03/2024 14:30

Cổ phiếu PDR, TCB tăng trên 6%, VN-Index áp sát mốc 1.275

Dòng tiền lan tỏa ở hầu hết các nhóm chủ đạo; các cổ phiếu lớn ngành bất động sản được dòng tiền kéo mạnh từ 3-5%. 14h25: Thị trường chứng khoán tiếp tục đón nhận phần thể hiện ấn tượng của nhóm ngân hàng sau 14h kéo VN-Index tăng 15 điểm ngay sát phiên ATC. Trong số này, cổ phiếu TCB (HM:TCB) tăng hơn 6%, HDB (HM:HDB) tăng 5,3%, VIB (HM:VIB) tăng 3,2% sau phiên kịch trần trước đó; các mã ACB (HM:ACB), VCB (HM:VCB), MBB (HM:MBB) cũng tăng từ 1-2% đóng góp tích cực vào mức tăng 20 điểm của VN30-Index.

13h30: VN-Index gần như đi ngang sau giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, hiện tượng các cổ phiếu Top đầu nhóm bất động sản đồng loạt được dòng tiền kéo mạnh đem đến sự yên tâm hơn cho nhà đầu tư trong phiên đáo hạn.

Cổ phiếu PDR (HM:PDR) của Phát Đạt nhanh chóng được kéo lên mức giá trần 30.750 đồng/cp; khớp lệnh gần 30 triệu đơn vị. Các mã khác như DIG (HM:DIG), CEO, KBC (HM:KBC), DXG (HM:DXG), NVL (HM:NVL), VRE (HM:VRE), NLG (HM:NLG) cũng tăng từ 2-5%.

11h30: Kết phiên sáng, VN-Index tăng 10,7 điểm lên mức 1.270,8; HNX-Index tăng 2,56 điểm trong khi UPCoM-Index đứng tham chiếu. Thanh khoản trên cả 3 sàn đạt hơn 720 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 16.800 tỷ đồng.

Dòng tiền phân bổ đồng đều ở hầu hết các nhóm ngành chủ đạo bao gồm tài chính, bất động sản-xây dựng, sản xuất, dầu khí, bán lẻ.

Sắc xanh áp đảo trên 2 sàn niêm yết với tổng cộng 450 mã tăng giá so với 150 mã giảm giá.

11h20: VN-Index tăng gần 13 điểm lên 1.272,5 điểm nhờ sự đồng thuận của cả 30 mã VN30.

Sau chứng khoán, thủy sản, thép, đến lượt nhóm cổ phiếu bất động sản ghi điểm với mức tăng nhanh 4,8% của DIG, KBC tăng 4,3%, các mã DXG, PDR, BCG... cùng tăng trên 2%.

10h50: Dòng tiền vẫn giao dịch mạnh ở nhóm cổ phiếu chứng khoán kéo giá SHS (HN:SHS) tăng 4,2%, VND (HM:VND) tăng 3,6%. Riêng hai cổ phiếu này đã ghi nhận khối lượng sang tay gần 87 triệu đơn vị.

Chứng khoán cũng là tâm điểm mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong đó SHS được mua ròng hơn 2,4 triệu cp, VND với 6,4 triệu cp. Trong khi đó, cổ phiếu DIG sau nhịp tăng đang bị khối ngoại bán ra hơn 4 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 134 tỷ đồng.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Ngoại trừ nhóm bán lẻ đứng tham chiếu, hầu hết các nhóm ngành còn lại đều tăng điểm. Dù vậy, dòng tiền phân bổ không đồng đều giữa các cổ phiếu trong cùng ngành. Một số điểm nhấn nổi bật có PVB tăng 4,7%, AAA (HM:AAA) tăng 3,8%, KBC tăng 3,3%, ISI tăng 3,2%, NKG (HM:NKG) tăng 2,6%, DXP tăng 1,5%, TCB tăng 1,8%...

>> Dự án gần 900ha của Vinhomes (HM:VHM) sắp mở bán trong tháng 4

9h55: Thị trường chứng khoán mở cửa tăng mạnh, VN-Index bứt hơn 12 điểm lên mức 1.272 trước khi thu hẹp biên độ.

Rõ ràng, VN-Index đang có sự đồng thuận cao với Chứng khoán Mỹ khi cả 3 chỉ số chính là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite không những tăng điểm mà còn đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại vào ngày thứ Tư (20/3).

Mọi thứ diễn ra ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC). Biểu đồ dot-plot cho thấy, các thành viên của Fed dự báo có 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay, mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.

Sự nhạy cảm của nhóm chứng khoán rất rõ ràng với thông tin UBCKNN đang lấy ý kiến cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch không ký quỹ 100%; SHS, VND, MBS (HN:MBS) đang tăng từ 3-4%; nhóm VCI (HM:VCI), HCM SSI (HM:SSI), VIX (HM:VIX)... cũng tăng 1-2,5%. Trạng thái tích cực cũng được ghi nhận ở nhóm cổ phiếu ngân hàng với đầu kéo là VCB.

Tương tự phiên hôm qua, các mã HPX, D2D vẫn mở cửa bằng mức giá trần trong đó cổ phiếu Hải Phát dư mua giá trần hơn 40 triệu đơn vị.

Sắc xanh đang chiếm ưu thế trên 3 sàn giao dịch; tổng giá trị khớp lệnh sau 1 giờ đầu đạt gần 7.400 tỷ đồng - cao hơn cùng thời điểm phiên trước đó.

>> Nhà đầu tư chứng khoán 'om' 23.000 tỷ đồng cho phiên đáo hạn phái sinh?