Bán ròng hàng tỷ USD trên thị trường Việt Nam và nhiều nước khu vực châu Á, khối ngoại mang tiền đi đâu?

nguoiquansat.vn

Ngày đăng 22/04/2024 19:39

Bán ròng hàng tỷ USD trên thị trường Việt Nam và nhiều nước khu vực châu Á, khối ngoại mang tiền đi đâu?

Theo thống kê từ Chứng khoán MAS (HN:MAS), trong 12 tháng nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 1,5 tỷ USD tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index tăng 15,37 điểm (+1,31%) lên 1.190,22 điểm, chỉ số có phiên hồi phục khá tốt sau đà rơi hơn 100 điểm tuần liền trước.

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 240 tỷ đồng, chủ yếu bán ETF DCVFMVN DIAMOND 354 tỷ đồng, tiếp đến là MWG (HM:MWG) 89 tỷ đồng, VIC (HM:VIC) 64 tỷ đồng. Ở chiều mua, nhóm này mua vào VND (HM:VND) 142 tỷ đồng, SSI (HM:SSI) 62 tỷ đồng,...

Vào tuần trước đó (15 - 19/4) khối ngoại bán ròng 1.400 tỷ đồng, riêng các quỹ ETF bán ròng khoảng 500 tỷ đồng.

Các quỹ mở liên tục rút ròng tiền khỏi thị trường Việt Nam (Nguồn: Chứng khoán MAS)
Theo phân tích từ Chứng khoán MAS, nếu tính trong 1 năm trở lại đây, các quỹ mở trên thị trường đã rút ròng 1.109,7 triệu USD (khoảng 27.187 tỷ đồng) khỏi thị trường Việt Nam. Trong đó, riêng quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND rút ròng 673,3 triệu USD (chiếm 60,7%).

Tính từ đầu năm, nhà đầu tư ngoại đã bán ròng khoảng 585,3 triệu USD trên thị trường Việt Nam và khoảng 1.507,6 triệu USD trong 12 tháng gần nhất. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, 12 tháng qua nhóm này còn bán mạnh tại các nước khác thuộc khu vực châu Á như Thái Lan (5.561,2 triệu USD), Trung Quốc (67.494,7 triệu USD), Malaysia (684,7 triệu USD),...

Ở chiều ngược lại, dòng vốn chảy mạnh mẽ vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tính riêng trong năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 33.397,4 triệu USD tại thị trường Nhật Bản và 13.762,7 triệu USD tại thị trường Hàn Quốc.

Thị trường Nhật Bản đón dòng vốn lớn từ khối ngoại
Về diễn biến, chứng khoán Nhật Bản đã tăng liên tục kể từ năm 2012, khoảng 8.500 điểm lên 41.000 điểm vào tháng 3/2024 (tăng gần 5 lần trong 12 năm). Đặc biệt, trong giai đoạn năm 2022 - 2023, thị trường chứng khoán các nước trên thế giới đa phần sụt giảm mạnh, 1 phần do Fed tăng lãi suất thì chứng khoán Nhật Bản lại ngược dòng, tiếp tục tăng trưởng. Nguyên nhân lớn đến từ việc Nhật Bản theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, chấp nhận buông bỏ tỷ giá để đổi lấy lãi suất rẻ, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

>> 300.000 tỷ đồng margin sẵn sàng phục vụ nhu cầu thị trường trước thềm go-live KRX ngày 2/5