Tuần tiếp theo: Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng hay nghỉ lễ?

 | 25/11/2018 13:32

  • Các chỉ số chính giảm; S&P 500 tiến vào vùng điều chỉnh chính thức
  • Trái phiếu kho bạc tăng, củng cố USD, tiếp tục gây áp lực lên dầu và các loại hàng hoá khác
  • Bitcoin giảm dưới $4,000
  • Dầu giảm về ngưỡng $ 50 gây áp lực trên thị trường chứng khoán tuần trước. Phiên giảm điểm trên thị trường chứng khoán vào thứ Sáu đối với chỉ số Dow và NASDAQ Composite đã tạo ra một tuần khó khăn cho cả hai chỉ số này. Tuy nhiên, thiệt hại đáng kể nhất là đối với chỉ số S&P 500, sau khi giảm 0,66% vào ngày cuối cùng của phiên giao dịch trong tuần lễ ngắn ngủi, tiến vào vùng điều chỉnh chính thức khi với mức thiệt hại tích lũy là 10%

    Chỉ số giảm do ngành năng lượng bị áp lực vì giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Ngưỡng quá cung của dầu cũng gây áp lực lên giá hàng hoá. USD tăng cùng giá kho bạc nhà nước.

    h2 Đà bán tháo tronng tuần khiến các ngành chìm trong sắc đỏ/h2

    Chỉ số S&P 500 giảm 0,66% hôm thứ 6, ngành năng lượng giảm 3,14% cùng các công ty như Devon Energy (NYSE: DVN) và Marathon Oil (NYSE:MRO) đều giảm ít nhất 4%. Ngành dịch vụ truyền thông giảm 1,31%, có diễn biến tệ thứ 2, mặc dù đã kéo ngành năng lượng giảm gần 2%.

    Trên cơ sở hàng tuần, chỉ số kéo dài đà bán tháo khoảng 3,79%, hoặc 5,34% trong 2 tuần liên tiếp, hoàn thành điều kiện giảm 10% khi được cân nhắc là một phiên điều chỉnh. Giá đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/5, cách đây hơn nửa năm.

    Tải ứng dụng
    Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
    Tải Xuống Ngay

    Sự suy giảm hàng tuần trong hơn 3,5 phiên giao dịch là tuần, là tuần lễ Tạ ơn tồi tệ thứ ba kể từ năm 1939. Ngành công nghệ giảm 6,05%. Đà bán tháo ngành công nghệ mạnh hơn đáng kể so với mức giảm của giá dầu – Ngành năng lượng giảm 4,87%.

    Mỗi ngành đều chìm trong sắc đỏ với mức thiệt hại ít nhất 1%. Ngành dịch vụ tiện ích có diễn biến tốt tương đối với mức thiệt hại chỉ ở ngưỡng 1,4%.

    Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 0,73% trong phiên ngày thứ 6. Tuy nhiên, với mức giảm 9,54% so với mức kỷ lục ngày 3/10, đây là chỉ số chuẩn duy nhất chưa được điều chỉnh. Mặc dù điều này có thể được xem là tín hiệu về sức mạnh, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nó đã ở mức thấp hơn trước khi đợt bán tháo gần đây nhất kể từ khi quan ngại về cuộc chiến tranh thương mại đã làm suy yếu chỉ số vốn hóa lớn.

    Các công ty đa quốc gia được niêm yết trên chỉ số chuẩn dựa nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng. Ngoài ra, mặc dù chỉ số Dow Jones là chỉ số chính duy nhất không có tín hiệu điều chỉnh chính thức, nhưng chỉ số này đã giảm cả tuần, giảm 4,44% và giảm 6,62% trong hai tuần qua.