Tuần này: Giá hàng hóa và lãi suất tăng đồng loạt có thể tiếp tục gây sức ép lên cổ phiếu

 | 28/03/2022 05:28

  • Một loạt các diễn biến mới có thể buộc Fed tăng lãi suất mạnh hơn
  • Lợi suất tiệm cận mức cao nhất trong ba năm cho thấy xu hướng đi xuống của thị trường
  • Các nhà giao dịch sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong tuần này vì một loạt các diễn biến phức tạp sắp tới có khả năng tác động đến thị trường.

    Ngay cả khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu. Nếu dữ liệu cho thấy tình trạng lao động bất ổn, thì khả năng cao lần {{frl || tăng lãi suất}} tiếp theo của Fed sẽ là nửa phần trăm. Tổng số việc làm sẽ đè nặng áp lực lên tiền lương, vì các nhà tuyển dụng sẽ phải tranh giành người lao động.

    Lương cao hơn cũng sẽ làm tăng nhu cầu, thúc đẩy tăng chi phí ngay cả sau khi CPI của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ. Một yếu tố khác thúc đẩy lạm phát hiện nay là giá dầu - đang tăng - có thể sẽ đẩy nhanh tình trạng lạm phát hơn nữa. Giá dầu đã ở mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2011 và chỉ thấp hơn 0,04% so với mức cao nhất kể từ năm 2008.

    Nếu giá dầu thô vượt mức kỷ lục đó, như một số dự đoán, thì Fed gần như chắc chắn sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Tác động của giá dầu thô cao hơn không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đi lại, mà còn tăng chi phí lên ngành công nghiệp Mỹ phụ thuộc vào dầu để sản xuất và vận chuyển các sản phẩm của mình. Do đó, khi giá dầu tăng thì chi phí của rất nhiều hàng hóa khác cũng tăng theo.

    Lạm phát vốn đã tăng sẵn do hậu quả của COVID. Giá thành của các sản phẩm được sản xuất quốc tế đã leo thang trên toàn thế giới khi các tuyến đường thương mại trở nên tắc nghẽn. Giờ đây, ngay cả khi các hạn chế đi lại đã được nới lỏng, các lệnh trừng phạt mới được thiết lập chống lại Nga và động thái trả đũa bằng các lệnh cấm xuất khẩu do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra đối với các loại hàng hóa và nguyên liệu thô từ Nga, sẽ càng khiến chi phí thậm chí còn cao hơn.

    Nhà đầu tư ‘bắt đáy’ thúc đẩy thị trường đóng cửa trong một tuần giao dịch tăng/h2

    Vào thứ Sáu, thị trường Hoa Kỳ đã đóng cửa với một phiên giao dịch đầy biến động khác để kết thúc tuần. Hầu hết các chỉ số đều tăng điểm khi các nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy.

    S&P 500 đã tăng 0,51% trong ngày. Ngành năng lượng hoạt động tốt hơn thị trường, tăng 2,19% về giá trị vào thứ Sáu, hưởng lợi từ biến động giá dầu. Tăng trưởng tốt thứ hai trong ngày là Ngành tiện ích, tăng +1,45%. Kể từ đầu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, nhóm ngành phòng thủ này đã mang lại hiệu quả vượt trội. Các ngành chu kỳ còn lại tăng thấp hơn với ngành Năng lượng hơn 1 điểm phần trăm. Ngành công nghệ và Ngành tiêu dùng không thiết yếu là số ít những ngành bị bán nhiều vào Thứ Sáu.

    Vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, chỉ số Dow Jones đã tăng 0,44%. Ngược lại, NASDAQ 100 và Russell 2000 đều đóng cửa thấp hơn, chỉ dưới 0,1% mỗi chỉ số. Sau làn sóng đầu tiên của virus, hai chỉ số này nằm ở hai phía đối lập của vòng quay theo chu kỳ, nhưng kể từ khi Fed dần thắt chặt tiền tệ, chúng thường di chuyển song song với nhau.

    Trong tuần, S&P 500 tăng 1,79%, chủ yếu do ngành Năng lượng thúc đẩy, tăng 6,59%. Chiếm gần một nửa trong số đó, Ngành nguyên vật liệu tăng 3,7%, phản ánh chi phí hàng hóa đang tăng. Ngành chăm sóc sức khỏe và Bất động sản là hai ngành duy nhất đóng cửa giảm trong tuần, lần lượt là -0,52% và -0,21%.