Tuần này: Cổ phiếu tăng – Đô la Mỹ có khả năng kiểm định mức đáy khi giá Vàng giảm

 | 14/09/2020 05:54

  • Xu hướng bán tháo không phải yếu tố kích hoạt cơ bản, kỹ thuật mới là yếu tố chính
  • Tất cả bốn điểm chuẩn của Hoa Kỳ đều ghi nhận xu hướng giảm ngắn hạn
  • Chỉ số tâm lý sợ hãi VIX giảm bất chấp xu hướng bán ròng
  • Đồng đô la cho tín hiệu đảo chiều, trong khi Vàng tiếp tục biến động trong giao dịch của các nhà đầu tư
  • Sau một tuần đầy biến động, trong đó cả bốn chỉ số chính của Hoa Kỳ – Dow Jones, S&P 500, NASDAQ và Russell 2000 – đều bị áp lực thấp hơn trong hai tuần liên tiếp và không có chất xúc tác nào cho sự thay đổi tâm lý trên thị trường, vì vậy có khả năng xu hướng thấp sẽ tương tự trong tuần này.

    Quỹ đạo giảm hai tuần xảy ra lần đầu tiên kể từ tháng 4, với các cổ phiếu Công nghệ chịu áp lực nặng nề từ xu hướng bán tháo. Điều đó khiến cho chỉ số NASDAQ Composite giảm khoảng 10% so với mức cao nhất mọi thời đại đã đạt được sau sáu phiên giao dịch trước đó. Các nhà đầu tư dường như đột ngột nhận ra rằng định giá đơn giản là quá cao và họ đã phải trả giá đầy đủ, nếu không muốn nói là hơn thế, trong khi sự không chắc chắn vẫn còn tồn tại.

    Thị trường bị thúc đẩy bởi tâm lý số đông?

    Vậy điều gì đã thúc đẩy cho sự thay đổi này so với chỉ vài tuần trước khi thị trường đạt mức cao nhất mọi thời đại – tăng cao hơn tám trong số chín tuần? Điều gì đã khiến các nhà đầu tư tăng mạnh việc mua cổ phiếu, sau đó lại không báo trước mà kích hoạt một đợt bán ra gần như đồng loạt.

    Tải ứng dụng
    Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
    Tải Xuống Ngay

    Công bằng mà nói, sự hoài nghi về một thỏa hiệp đối với gói kích thích Coronavirus trước cuộc bầu cử và những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi chậm lại của thị trường lao động đã góp phần vào tâm lý tiêu cực. Nhưng không có gì lạ khi sự đảo chiều của xu hướng diễn ra quá đột ngột, như thể có sự đồng lòng kích hoạt cho vấn đề này xảy ra trên thị trường chứng khoán rộng lớn?

    Có thể nói, việc các quốc gia lớn “chính trị hóa” việc cứu trợ Coronavirus không phải là mới và thị trường lao động đang giảm tốc cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Tất cả những yếu tố này đã tiềm ẩn trong một thời gian. Và việc bùng nổ có thể được xem như là một sự trùng hợp?

    Những gì chúng ta đang chứng kiến tại thời điểm xu hướng được kích hoạt chính là bản chất của tâm lý số đông.

    Đầu tiên, đó là một xu hướng dẫn đầu bởi các nhà giao dịch tích cực mang tâm lý cực kỳ hứng phấn. Mọi người đều biết giá cả không phải là một món hời, và đã có quá nhiều báo cáo về các vấn đề rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với thị trường chung – rủi ro đó bao gồm: đại dịch vẫn tồn tại; Hoa Kỳ hoặc mối quan hệ của Châu Âu với Trung Quốc; thị trường năng lượng bị sụt giảm nặng nề; đồng đô la không ổn định; lợi suất vẫn ở gần mức thấp kỷ lục; bất ổn xã hội trên khắp đất nước Mỹ trước viễn cảnh đầy biến động về cuộc bầu cử gay gắt có khả năng làm tăng thêm sự phân cực của quốc gia. Tóm lại, có rất nhiều rủi ro có thể đè nặng lên thị trường.

    Theo quan điểm của chúng tôi, những nhà đầu tư thông minh đều có thể nhận ra rằng họ đang đánh cược vào rủi ro rất lớn, với hy vọng sẽ chuyển các rủi ro đó về phía các nhà đầu tư ít hiểu biết hơn trước khi chính họ bị mất đi khoản lợi nhuận mong muốn. Thật vậy, những người nắm giữ cổ phiếu trong hai tuần qua đã gần như rơi vào trạng thái “trắng tay”.

    Liệu chúng ta có đang thoát khỏi lập trường về xu hướng tăng giá từng được tuyên bố vào tuần trước sau khi chứng kiến điều ngược lại đang diễn ra trong bối cảnh xuất hiện sự phục hồi kỳ diệu kể từ mức đáy tháng 3 của thị trường chứng khoán?

    Trong các nhận định đó, chúng tôi cũng cảnh báo rằng mặc dù chúng ta đang nghiêng về xu hướng tăng giá, vì buộc phải di chuyển theo dòng chảy của xu hướng, nhưng vẫn nên thận trọng, vì trước đây chưa có một tiền lệ nào trong lịch sử về sự sụt giảm mạnh mẽ quá nhanh chóng như thị trường đã chứng kiến vào giai đoạn tháng 3 và cũng chưa từng có cuộc suy thoái tồi tệ nào nhất kể từ khi cuộc Đại suy thoái.

    Hiện tại vẫn chưa có một loại vắc-xin. Ngoài ra, chúng tôi không biết liệu sẽ có một loại vắc-xin nào khác có thể chống lại dịch bệnh một khi vi-rút tiếp tục biến đổi, khiến cho việc chữa trị dứt điểm trở nên quá khó khăn hay không. Cũng có những tuyên bố liên tục rằng không thể phân phối vắc-xin một cách hiệu quả, điều này có nghĩa là hầu hết thế giới sẽ không nhận được vắc-xin chữa bệnh.

    Chúng tôi đã liên tục cảnh báo về việc mọi ngưới vẫn nên đề cao tinh thần thận trọng cho đến khi có bất kỳ một lý do chắc chắn để có thể thay đổi tinh thần đó. Có thể trong một thế giới khác, nơi mọi người luôn khẩu trang và buộc phải ở nhà, chúng ta sẽ thấy một giai đoạn khác khi mọi người xem vi-rút là bình thường và nền kinh tế cũng sẽ thích nghi với dịch bệnh. Tuy nhiên, cho đến khi đó thì đại dịch toàn cầu vẫn đang là dịch bệnh tồi tệ nhất trong hơn một trăm năm qua và gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế.

    Chúng tôi đã lưu ý rằng không có lý do cơ bản nào lý giải cho việc tại sao thị trường đột nhiên chuyển sang trạng thái rủi ro như thời điểm gần đây. Nhưng có thể đã có một chất xúc tác kỹ thuật: hãy nhớ lại sự hình thành mở rộng này trên SPX mà chúng tôi đã ghi nhận vào tháng 7 năm 2019? Chúng tôi dự báo rằng các mức này có thể đã được kích hoạt trở lại ngay thời điểm hiện nay: