Tuần mới: Các dữ liệu mới phục hồi có tiếp tục thúc đẩy thị trường mở cửa trở lại?

 | 06/07/2020 10:29

  • Các trường hợp Covid-19 gia tăng trở lại khiến nền kinh tế các nước trên thế giới thắt chặt trở lại các biện pháp đóng cửa.
  • Chứng khoán Mỹ vẫn kết thúc tuần đầu tiên của quý 3 ở mức cao.
  • Đô la tiếp tục sụt giảm.
  • Sau khi các giao dịch kết thúc sớm hơn 1 ngày do lễ quốc khánh tại Mỹ, các chỉ số lớn trên thế giới: S&P 500, Dow Jones và Nasdaq đã tăng cao hơn kỳ vọng sau thông tin tích cực từ dữ liệu việc làm tháng 6 được công bố. Đó là một cột mốc tích cực khác sau quý 2 của chỉ số S&P 500 trong 22 năm và có hiệu suất mạnh nhất cho chỉ số Dow Jones kể từ năm 1987.

    Tuy nhiên, thực tế của COVID-19 đã đánh bại kỳ vọng tiếp theo của thị trường khi số trường hợp được xác nhận ở Mỹ tiếp tục tăng với con số được báo cáo lên đến hơn 3 triệu, với các đột biến gia tăng ở phía Nam và Tây. Florida và Texas đã báo cáo mức cao kỷ lục mới, xác nhận trường hợp nhiễm mới vào thứ bảy với một số tiểu bang đã tạm dừng hoặc thậm chí đã dừng kế hoạch mở lại.

    Mặc dừ vậy, tin tức kinh tế vẫn cho thấy tín hiệu tốt bất chấp sự lây lan của đại dịch tiếp tục đè nặng lên câu chuyện phục hồi hình chữ V mà nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng.

    Thị trường chứng khoán sôi động trong 6 tháng đầu năm nhưng vẫn giảm 4%

    Tải ứng dụng
    Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
    Tải Xuống Ngay

    Tại thời điểm này, thị trường thế giới đã đi đến giữa năm 2020 với các chuyển động thay đổi mạnh mẽ. Tuy vậy, dựa trên các phân tích và nhận xét, chúng ta vẫn thấy được rằng bất chấp các giao dịch mạnh mẽ và sôi nổi thì thị trường chứng khoán vẫn giảm 4% trong sáu tháng đầu năm nay.

    Vào đầu năm 2020, các thị trường đạt mức cao mới mọi thời đại, nhưng vào tháng 3, những đỉnh cao đó đã bị lật đổ bởi sự lây lan của Coronavirus trên toàn cầu. Cổ phiếu nhanh chóng lao vào thị trường gấu mạnh nhất trong lịch sử; đại dịch cũng thúc đẩy cuộc suy thoái mạnh nhất kể từ những năm 1930.

    Nhưng để kích thích sự mạo hiểm của các nhà đầu tư đối với rủi ro, chính phủ và ngân hàng trung ương đã đẩy mạnh các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng thấy từ trước đến nay, chính vì điều đó đã từng bước kích hoạt lại và vực dậy thị trường chứng khoán trên toàn thế giới trong những tháng vừa qua.

    Mặc dù những nhận định trước đây của chúng tôi rằng thị trường sẽ liên tục đi xuống, nhưng thực tế chứng minh rằng các nhận định đó đã không đúng khi hiện tại các nhà đầu tư vẫn nhiệt tình sẵn sàng mạo hiểm tiền của họ trong đại dịch toàn cầu tồi tệ nhất trong một trăm năm và trước những dữ liệu kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.

    Giải thích duy nhất chúng tôi có thể đưa ra là số lượng viện trợ tài chính và tiền tệ chưa từng có đang được các chính phủ đưa ra trên toàn cầu. Trên thực tế, liệu chúng ta có tin rằng FED có thể cung cấp “nới lỏng định lượng vô hạn” (infinite QE) hay không? Đây là câu hỏi mà các nhà đầu tư hiện nay đang quan tâm nhất.

    Nhưng thực tế với tình hình dịch bệnh gia tăng đáng kể như hiện nay, chúng tôi vẫn không thể đặt niềm tin hoàn toàn vào các quyết định tiếp theo của FED. Và triển vọng về một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ như trước khi có đại dịch toàn cầu vẫn chỉ nằm trong ước mong và hy vọng của rất nhiều người trên thế giới. Chúng tôi không vẽ ra được một viễn cảnh nào cho thị trường cổ phiếu hiện nay ngoài việc buộc phải công nhận rằng rất có thể thị trường rộng lớn này sẽ quay về với trạng thái dưới mức thấp như đã xảy ra vào tháng 3.

    Thêm vào đó, chúng tôi đưa ra một số số liệu thống kê đáng ngạc nhiên.

    Đối với cổ phiếu:

    Cổ phiếu của Hoa Kỳ cuối cùng đã giảm 4% trong sáu tháng đầu năm, các nhà đầu tư được hưởng một số nguồn lợi khi các tín hiệu trên thị trường cho thấy một sự đảo chiều tích cực nhất từ trước đến nay, bao gồm giảm 35% từ mức đỉnh kỷ lục vào tháng hai, tăng 44% so với mức đáy của tháng ba và cuối cùng là quý thứ hai đã hồi phục mạnh mẽ trở ('75, '87).

    Hiện tại, làn sóng kích thích trị giá 10 nghìn tỷ đô la vẫn chưa có tín hiệu được bơm vào thị trường nhằm kích thích lại nền kinh tế đang suy thoái. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh và nền kinh tế vẫn không cho thấy bất kỳ sự chắc chắn nào trong ba tháng qua, và khoảng 80% các thông tin về chỉ số S&P 500 vẫn chưa cho thấy được tín hiệu gì trên thị trường.

    Đối với nền kinh tế:

    Nền kinh tế Hoa Kỳ cuối cùng đã mở cửa trở lại, đánh dấu sự sụt giảm 5% trong quý đầu tiên của năm 2020 và là mức giảm mạnh thứ sáu kể từ năm 1950, đây là sự suy giảm kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái trước đây.

    Các nhà đầu tư có thể tin rằng nền kinh tế thế giới đang hồi phục trở lại với các dữ kinh tế gần đây, bao gồm cả sự phục hồi mạnh mẽ về doanh số bán nhà, niềm tin của người tiêu dùng, sản xuất và việc làm. Nhưng sự phục hồi cũng có thể không mang một tín hiệu lạc quan vì thị trường đã có sự sụt giảm sâu sắc trước đó.

    Tuy nhiên, do sự lạc quan của nhà đầu tư rất cao khi triển vọng khởi động lại nền kinh tế vẫn còn mới, liệu viễn cảnh đó có còn tồn tại nếu xảy ra một đợt đóng cửa nền kinh tế thế giới trở lại hoặc số lượng Covid-19 tăng đột biến?

    Đô la, vàng, dầu tất cả đều mang tín hiệu giảm

    Mặc dù chỉ số S&P 500 đã đóng cửa với mức cao hơn trong tuần, nhưng đây là tuần thứ năm liên tiếp xảy ra tình trạng whipsaw, tức là giá cổ phiếu sẽ dịch chuyển lên sau đó đảo chiều giảm mạnh, khiến cho giá cổ phiếu thấp hơn so với vị trí ban đầu và sự dịch chuyển không cho thấy bất kỳ tín hiệu lặp lại cùng một hướng trong hai tuần. Điều này làm cho việc phân tích các kỹ thuật trở nên khó khăn hơn, trên đồ thị dưới đây chúng ta có thể nhìn thấy điều đó: