TTCK Việt Nam 14/05/2019: Hướng lên vùng trên 1000 điểm

 | 14/05/2019 04:15


Khi mọi thứ đi qua, thị trường bật tăng trở lại, nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại với câu hỏi “mua gì” và “liệu thị trường có tăng nữa hay không”, tôi cho rằng điều này có phần không cần thiết và nhà đầu tư đã bỏ lỡ những cơ hội nhất định, những cơ hội mà một thị trường tất cả đều tăng không bao giờ thấy được. Trong bổi cảnh truyền thông nhiễu loạn việc nhà đầu tư bình tĩnh, gia tăng tỉ trọng hoặc ít nhất, nắm giữ danh mục thay vì bi quan sẽ không phải chịu những áp lực khi thị trường bật tăng trở lại.
Về mặt kỹ thuật, trong bài đăng gần nhất tôi cho rằng vùng 960-965 là vùng hỗ trợ ý nghĩa và việc nắm giữ cũng như gia tăng tỉ trọng sẽ không quá rủi ro. Thực tế thị trường đã có những giai đoạn xuyên thủng vùng hỗ trợ trên, tuy nhiên có thể thấy với hỗ trợ MA200 ngay bên dưới thì việc thị trường giao động giảm thêm về vùng 950 vẫn sẽ không tác động quá nhiều đến danh mục trong khi đó với kỳ vọng thị trường quay trở lại vùng trên 1000 với những diễn biến tích cực từ MSCI hay dự luật chứng khoán sửa đổi sắp tới là có cơ sở.

Trong khi đó, vẫn sẽ có nhiều nhà đầu tư hỏi lại rằng “Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng như thế nào?”. Nếu thực sự theo dõi nhận định xuyên suốt thời gian qua từ tôi, quý nhà đầu tư có thể nhận thấy sự nhất quán trong quan điểm cũng như hành động. Ngay cả trong bối cảnh cuộc xung đột Mỹ - Trung có những động thái “leo thang” thì tôi vẫn luôn cho rằng, xung đột này sẽ còn kéo dài và không thể kết thúc trong một sớm một chiều. Và, khi thị trường chăm chăm và bi quan về những thông tin tiêu cực, chúng ta hãy nghĩ về những cơ hội. Tất nhiên để đánh giá một triển vọng dài hơn thì tôi không dám kết luận rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi hay chịu thiệt hại, tôi chỉ khẳng định một điều, những hành động trong quá trình đó từ hai phía Mỹ - Trung sẽ không phải là tất cả cuộc chiến và việc quá đi sâu vào phân tích hay đuổi theo những thông tin truyền thông sẽ khiến quý nhà đầu tư bối rối và quên đi những yếu tố khác, yếu tố quyết định giá cổ phiếu: “Đằng sau một cổ phiếu là một doanh nghiệp đang làm ăn, liệu những thông tin kia có tác động gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?”

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Trở lại quan điểm phân tích kỹ thuật, tại thời điểm hiện tại (14/05/2019), tôi đang thấy thị trường đang phản ứng khá tốt với việc Dow Jone có một phiên giảm hơn 600 điểm trước đó. Thị trường trở lại một trạng thái trái nghịch ở thời điểm hai tháng trước khi hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” thay bằng “đỏ vỏ xanh lòng”. Thị trường bắt đầu phân hóa và những cổ phiếu có cơ bản ổn định và kỳ vọng tốt đều sớm bật tăng trở lại. Trong khi đó VNINDEX thể hiện một trạng thái không phải quá tệ khi lấy lại vùng MA200 và trước đó cũng kịp tạo 3 nến xác nhận tạo đáy. Tôi vẫn cho rằng, vùng giá VNINDEX trên 1000 là đáng kỳ vọng và sẽ phần nào được xác nhận khi VNINDEX chinh phục vùng 965-970 thành công.

Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư duy trì danh mục cân bằng, tránh việc mua đuổi với những “cổ phiếu thị trường” như Ngân hàng, Tài chính chứng khoán, Bảo hiểm, BĐS và những ngành liên quan… Tôi vẫn cho rằng đây là những cổ phiếu không dành cho số đông trong năm 2019 khi nền kinh tế đang đi đến cuối chu kỳ và thời đại tiền rẻ sắp kết thúc thì nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng đặc biệt là ba nhóm ngành:

Tài chính – Ngân hàng: Kết thúc QI chúng ta thấy rằng chỉ rất ít Ngân hàng có tăng trưởng mang tính chất minh bạc nhờ tận dụng những lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong khi trích lập dự phòng vẫn tăng. Trong khi đó nhiều ngân hàng có tăng trưởng nhờ giảm chi phí, trích lập thấp hoặc từ “thu nhập khác”.

Tiêu dùng: Kết thúc QI, sự tăng trưởng là có song tốc độ đã giảm lại trong đó điểm sáng là ngành thủy sản, một ngành mà chúng ta rất khó đánh giá về nội tại cũng như cơ bản doanh nghiệp trong khi đó phần lớn chịu những yếu tố rủi ro không có khả năng kiểm soát như thuế, dịch bệnh, nguyên liệu đầu vào, cách tính giá hàng tồn kho…

Các cổ phiếu mang tính chất chu kỳ: Tôi đưa BĐS và những ngành liên quan vào nhóm này. (Từng để cập với trường hợp của HPG (HM:HPG) với tốc độ tăng trưởng đã giảm tốc). Tôi cho rằng rủi ro với nhóm BĐS như với Ngân hàng khi đặc thù doanh nghiệp BĐS sẽ khó duy trì doanh thu – lợi nhuận sau khi các dự án được mở bán và phân phối. Trong khi tín dụng BĐS được siết chặt, các dự án gần vơi đi thì khi mọi thứ trôi qua sẽ không còn nguồn thu hay tài sản đảm bảo cho nhà đầu tư. Do đó, với nhóm này nhà đầu tư cần nắm rõ những điều còn có thể kỳ vọng thay vì chỉ nhìn vào doanh thu, lợi nhuận tức thời.

Với nhóm ngành cần lưu tâm, Tôi vẫn chưa thay đổi quan điểm và xin nhắc lại để nhà đầu tư tham khảo, nhất là trong bối cảnh hiện tại, khi cuộc xung đột thương mại leo thang và tỉ giá đang ngấp nghé vượt đỉnh:

1. Nhóm ngành hưởng lợi từ chiến tranh thương mại và hiệp định CTTPP (Cảng biển, BĐS KCN, Kho bãi, Vận tải)…
2. Bán lẻ. Trong đó Tôi đặc biệt lưu tâm đến MWG (HM:MWG). Có thể thấy MWG vẫn là một trường hợp cổ phiếu “star up” điển hình và nhiều rủi ro và gần đây việc LNST tăng trưởng đến từ tiết giảm chi phí trong khi doanh thu thuần giảm tốc. Nhưng Tôi vẫn quan sát MWG và triển vọng của chuỗi Bách Hóa Xanh trước khi ra quyết định có nên đầu tư MWG hay không.
3. Nhóm ngành có câu chuyện riêng để kỳ vọng: Cao su chế biến, Dầu khí, Phân bón.
4. Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu.