Triển vọng kinh tế vĩ mô Quý 4/2021

 | 10/10/2021 09:19

Một số dự báo của KBSV về kinh tế Việt Nam trong năm 2021 như sau:

  1. Tăng trưởng GDP năm 2021 được điều chỉnh giảm xuống 2.5% (trong kịch bản cơ sở dịch bệnh không bùng phát trở lại, các quy định giãn cách xã hội không bị thắt chặt trong bối cảnh tốc độ triển khai tiêm vaccine tại các thành phố lớn được đẩy nhanh), so với mức 5.8% trước đó, phản ánh tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài hơn dự kiến và phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội ở mức độ nghiêm ngặt hơn.
  2. CPI bình quân giảm về mức 3.0% cho cả năm 2021, nằm trong mục tiêu lạm phát 4.0% mà Chính phủ đề ra. Phản ánh nhu cầu tiêu thụ trong nước suy yếu do tác động của đợt dịch kéo dài, kết hợp với việc đà tăng của giá hàng hoá chững lại và có sự phân hóa sau giai đoạn tăng mạnh từ đầu năm đến giữa quý 2, trong khi giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm sâu.
  3. Chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng của NHNN xuyên suốt từ thời điểm dịch mới bùng phát cho đến nay nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì trong quý 4, trong bối cảnh áp lực lạm phát trong năm 2022 là hiện hữu. Mặt bằng lãi suất cho vay đi ngang hoặc giảm nhẹ, trong khi lãi suất huy động sẽ đi ngang. Tỷ giá USD/VND dự báo tăng nhẹ với nguồn cung USD ổn định.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2021

Đợt giãn cách xã hội do làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra những tác động sâu, rộng, và toàn diện đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 3 ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo tăng trưởng 9 tháng ở mức thấp nhất lịch sử thống kê. Dù vậy, với việc tốc độ tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh tại các thành phố lớn, dịch bệnh dần được kiểm soát vào thời điểm cuối quý 3, các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng, triển vọng kinh tế phục hồi trong quý 4 được đánh giá cao.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Động lực tăng trưởng chính trong quý 4 sẽ đến từ việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn FDI, tiêu dùng nội địa và sản xuất (dù chưa thể khôi phục lại hoàn toàn như mức trước đại dịch do tác động kéo dài của các đợt giãn cách xã hội trong quý 3).

Sự ổn định vĩ mô vẫn tiếp tục được chú trọng và duy trì trong giai đoạn tới. KBSV nhận định lạm phát 2021 sẽ đạt mục tiêu của Chính phủ, dù áp lực cho năm 2022 sẽ dần xuất hiện, trong khi tỷ giá có thể tăng nhẹ trong biên độ cho phép trước diễn biến mạnh lên của đồng USD.

Bảng 1 . Một số chỉ tiêu vĩ mô năm 2021