Tin đầu ngày: TTCK Mỹ hồi phục; Dầu ổn định; USD gây áp lực lên vàng

 | 20/06/2018 16:12

  • Thị trường Châu Á và Châu Âu hồi phục nhưng xác nhận xu hướng giảm chung
  • Chỉ số S&P/ASX 200 vượt qua xu hướng giảm trong khu vực, đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
  • Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn an toàn trong xu hướng tăng
  • Giá dầu ổn định trên ngưỡng $65 trước niềm tin thị trường mạnh mẽ
  • Chỉ số USD đạt mức cao nhất trong 11 tháng, gây áp lực lên đồng yên, vàng, euro và đồng Bảng
  • h2 Sự kiện chính/h2

    Cổ phiếu toàn cầu hồi phục ngày hôm nay khi các chỉ số Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ đối với chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 lấy tín hiệu từ đà tăng trên thị trường Châu Á.

    Phiên giao dịch trước đó của Mỹ cho thấy các chỉ số nội địa đang hồi phục từ mức thấp trong phiên, nhà đầu tư vẫn đang tìm thấy một số nền tảng vững chắc sau khi mỗi quan hệ thương mại Mỹ-Trung suy giảm nặng nề, gây áp lực bán trên diện rộng ở thị trường Châu Á và Châu Âu trong phiên thứ 3.

    Trong khi đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang ổn định ở mức 2,9%, và USD tiếp tục tăng cao hơn một chút.

    Liệu điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể kỳ vọng một đợt tăng giá bền vững trên thị trường toàn cầu? Chúng tôi nghi ngờ về điều đó, vì các chỉ số Châu Á và Châu Âu đã đưa ra một vài tín hiệu đảo chiều. Chúng tôi cho rằng đà tăng hôm nay không có gì ngoài một phiên điều chỉnh tăng trong một xu hướng giảm.

    Tải ứng dụng
    Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
    Tải Xuống Ngay

    Các chỉ số chính ở Mỹ giữ mức an toàn trong xu thế tăng và chúng tôi kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng giá trong cuối ngày hôm nay.

    Chỉ số STOXX 600 của khu vực Châu Âu mở phiên với một màu xanh, chấm dứt chuỗi giảm điểm trong 3 ngày khi hầu hết các sàn giao dịch trong khu vực đều tăng điểm. Về mặt kỹ thuật, đáy phiên giao dịch trong thứ Ba tạo thành mức đáy thứ 2 thấp hơn so với mức 382,15 vào ngày 31/05. Điều này đã hoàn thành mô hình đỉnh và đáy cần thiết để tạo nên đường xu thế.

    Bên cạnh đó, xu hướng giảm tại chỉ số khu vực trong phiên thứ Hai đã trở nên rõ ràng khi giá đi qua bên dưới đường xu hướng tăng kể từ 26/03. Chuyển biến giá cũng khẳng định đường xu thế giảm kể từ 23/01. Bên mua sẽ phải đưa mức giá lên trên 400,00 để đảo chiều xu hướng..

    Trước đó, trong phiên giao dịch Châu Á, các chỉ số trong khu vực cũng đã nỗ lực phục hồi, mặc dù cán cân cung-cầu cho thấy có thể đã quá muốn để ngăn một phiên điều chỉnh giá sắc nét hơn.

    Chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã chuyển từ mức giảm 0,9% thành mức tăng gần 0,5%. Sự phục hồi được dẫn dắt bởi các cổ phiếu ngành tiêu dùng, trong khi các ngành rủi ro hơn như vật liệu – ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những bất ổn thương mại – và tài chính lại giảm. Bên mua nhớ lần cuối cùng chỉ số hồi phục từ ngưỡng khoảng 1730 lên 1800 trong vòng 2 tuần từ 30/5 đến 13/6, và tăng hơn 4%. Mặt khác, chỉ số cũng hình thành đáy thấp hơn trong tháng 5, báo hiệu một xu hướng đảo chiều.

    Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng đã hồi phục từ mức thấp khi giảm 1,2% và kết phiên tăng 0,45. Về mặt kỹ thuật, sau khi hình thành một đường nhu cầu ở mức 3000 – ngưỡng hỗ trợ kể từ tháng 1/2017, cổ phiếu Trung Quốc đang nằm trong xu hướng giảm rõ ràng.

    Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,95%, kết thúc 4 đợt bán tháo 4 phiên liên tục với tổng thiệt hại là 5,2%. Về mặt kỹ thuật, việc giảm 2,75% trong phiên thứ 3 đã hoàn thành giai đoạn tích luỹ, cho thấy việc điều chỉnh 2 chữ số kể từ tháng 2 sẽ quay trở lại. Điều này do bên bán đã giảm giá để tìm người mua.