Thị trường tuần tới: Số liệu kinh tế bắt đầu cho thấy sự tàn phá của dịch bệnh

 | 30/03/2020 05:18

  • Phiên giảm thứ 6 tuần rồi cho thấy sự không chắc chắn của nhà đầu tư
  • Tài sản trú ẩn truyền thống như trái phiến, đồng yên, vàng tăng
  • Số liệu kinh tế sắp tới sẽ bắt đầu cho thấy sự tàn phá của dịch bệnh, bao gồm số liệu về tình trạng thất nghiệp và tâm lý người tiêu dùng
  • Vào phiên ngày thứ 6, mặc dù thị trường đã giảm so với ngày hôm trước, chứng khoán của Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ nhất trong một thập kỷ chỉ trong tuần qua. Tuy nhiên, đây có thể chỉ đơn giản là một đợt phục hồi ngắn hạn, được tác động bởi thông tin Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu lớn nhất trong lịch sử để hỗ trợ người đi làm và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

    Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ cũng được công bố vào thứ Sáu, Trong đó, chỉ số của Michigan đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Đồng thời, giá dầu thô West Texas sụt giảm, đánh dấu tuần giảm thứ năm liên tiếp. Đồng đô la trượt giá trong vòng năm ngày, dài nhất kể từ năm 2009.

    Không có gì ngạc nhiên khi các tài sản trú ẩn an toàn như đồng yên Nhật và vàng tăng.

    Thị trường tăng không đồng nghĩa với sự lạc quan

    S&P 500 đã tăng 10% trong tuần, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3/2009, nhờ vào 3 phiên tăng kỷ lục giữa tuần. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones, mặc dù giảm khoảng 4% vào thứ Sáu và cổ phiếu của 28 trong số 30 công ty có chỉ số vốn hóa lớn bị bán tháo mạnh vào phiên cuối tuần, vẫn có tuần tốt nhất kể từ năm 1938.

    Tải ứng dụng
    Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
    Tải Xuống Ngay

    Tuy nhiên, thị trường tăng không đồng nghĩa với sự lạc quan: thực tế là, ngay cả sau đợt phục hồi mạnh mẽ, nhà đầu tư vẫn lo sợ nắm giữ nhiều tài sản vào cuối tuần – thời gian thị trường chứng khoán ngừng giao dịch, và nếu xuất hiện thông tin tiêu cực về tình hình dịch bệnh thì cổ phiếu có thể rớt giá bất cứ lúc nào. Điều này cho thấy những người giao dịch trên thị trường vẫn không chắc chắn về tương lai.

    Mỹ hiện được coi là tâm chấn của dịch bệnh; với tỷ lệ tử vong đang ở mức 2000 người. Dịch đã làm nền kinh tế Mỹ chậm đi một cách đáng kể, khi các vùng trung tâm đang bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus. Chỉ còn là vấn đề thời gian khi số liệu về nền kinh tế được công bố, và chúng ta sắp sửa nhìn thấy những con số tồi tệ, phản ánh các tình hình hiện tại.

    Do đó, mặc dù thị trường đã chuyển mình mạnh mẽ trong tuần rồi, chúng tôi vẫn cho rằng thi trường sẽ giảm trong thời gian tới.