Đô la Mỹ suy yếu tạo chất xúc tác thúc đẩy mạnh mẽ cho giá hàng hóa

 | 04/08/2020 08:56

Bài viết này được viết riêng cho Investing.com

  • Đô la Mỹ rơi vào vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng
  • Kim loại đang tiếp tục dõi theo đồng bạc xanh
  • Giá năng lượng và nông nghiệp trở nên bất ổn hơn bao giờ hết
  • Cuộc suy thoái kinh tế 2008-2011 có thể là một điềm báo cho thấy đồng đô la suy yếu hơn sẽ thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao

Trong những năm vừa qua, đồng đô la Mỹ vẫn luôn được xem là loại tiền tệ dự trữ toàn cầu. Chính bởi vì tính ổn định của loại tiền tệ này từ trong cả ​​góc độ kinh tế lẫn chính trị. Các ngân hàng trung ương nắm giữ tiền tệ dự trữ cho thương mại quốc tế và cân bằng các lý do thương mại.

Là công cụ ngoại hối dự trữ hàng đầu, đồng đô la cũng là chuẩn mực giá quốc tế cho thị trường hàng hóa. Một đồng đô la tăng có xu hướng đè nặng lên giá nguyên liệu, trong khi đồng đô la giảm thường khiến giá hàng hóa tăng cao hơn.

Chỉ số đô la đo lường giá trị của đồng bạc xanh so với các công cụ ngoại hối dự trữ hàng đầu khác. Vì Euro cũng là một loại tiền tệ dự trữ, nên chỉ số đô la cũng có tỷ lệ tiếp xúc hơn 57% với đơn vị tiền tệ tại Châu Âu.

Chỉ số đô la trước đây đã đạt mức thấp 88,15 vào tháng 2 năm 2018. Sau đó, chỉ số này cũng đã tăng lên mức cao 103,96 vào cuối tháng 3 trong điều kiện rủi ro bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Và rồi kể từ tháng 3 đến nay, chỉ số đã lao dốc trầm trọng và vượt qua cả các mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng. Sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ là một yếu tố khiến giá hàng hóa tăng cao hơn.

Đô la Mỹ rơi vào vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng

Tuần trước, chỉ số đô la đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ cho một thử nghiệm về mức thấp của tháng 2 năm 2018.