SCR: Rủi ro nhưng định giá hấp dẫn, còn nhiều dự án

 | 17/09/2021 02:39

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HM:SCR) có ngành nghề chính là xây dựng và phát triển bất động sản nhà ở. Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về phương pháp phân tích các doanh nghiệp bất động sản nhà ở tại Alphabia.vn

Điểm thuận lợi/h3

Doanh thu tăng trưởng đột biến trong quý 2/2021 (tăng gấp 12,5 lần cùng kỳ 2020 và tăng gấp 23 lần doanh thu quý 1/2021), đạt 1148.5 tỷ đồng nhờ bàn giao nhiều dự án lớn như dự án Jamona City và Jamona Home Resort. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho vẫn còn rất lớn (2.968 tỷ đồng) cho thấy công ty vẫn còn nhiều dự án đang triển khai và nhà đầu tư có thể tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh tốt của công ty trong thời gian tới nhờ hạch toán doanh thu từ những dự án này.

Tiềm năng tăng trưởng cao từ những dự án đang triển khai. Hiện tại, SCR đang triển khai khoảng 9 dự án, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, nổi bật là dự án Carillon 7 (Quận Tân Phú, TP HCM (HM:HCM)) và dự án Panomax River Villa (Quận 7, TP HCM). Hai dự án này được kỳ vọng sẽ đem lại dư địa doanh thu khoảng 2300 – 3500 tỷ đồng cho công ty khi hoàn tất bàn giao và hạch toán. Ngoài các dự án đang sở hữu và triển khai thì SCR cũng đang tiếp tục mở rộng quỹ đất thông qua việc M&A các doanh nghiệp sở hữu đất tại các vị trí đắc địa. Có thể kể tới như thương vụ mua thêm vốn tại CTCP xây dựng Long An – Idico nhằm gián tiếp sở hữu quỹ đất hơn 130ha tại tỉnh Long An và thương vụ hợp tác với TCT Tín Nghĩa nhằm phát triển các dự án mới tại khu vực quy mô hơn 160ha tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Kỳ vọng lớn vào đội ngũ Ban lãnh đạo mới nhằm vực dậy và đưa SCR phát triển trở lại. Bộ máy nhân sự cấp cao mới của công ty chính thức được bổ nhiệm trong kỳ ĐHĐCĐ 2020 với phần lớn nhân sự từng giữ vị trí cốt cán tại CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT (HM:SBT)), một doanh nghiệp lớn trong ngành mía đường tại Việt Nam. Với đội ngũ ban lãnh đạo mới, SCR xác định giai đoạn 2021-2025 sẽ là giai đoạn bứt phá của doanh nghiệp khi đặt ra kế hoạch tăng trưởng với tốc độ trung bình 30%/năm về doanh thu và lợi nhuận trước thuế; tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính là bất động sản dân dụng, bất động sản cho thuê và mô hình thoái vốn; thoái và rút vốn khỏi những mảng kinh doanh không hiệu quả.

Điểm khó khăn, rủi ro/h3

Tỷ lê các khoản phải thu là rất cao (chiếm 60.5% tổng tài sản ngắn hạn) đang khiến công ty gặp vấn đề với thanh khoản với dòng tiền yếu và hiệu quả sử dụng tiền mặt không cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay của SCR cũng tăng dần trong các quý gần đây cho thấy gánh nặng nợ vay của công ty khó có thể giảm trong thời gian gần và công ty có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn. Hiên tại, Alphabia đánh giá sức khỏe tài chính của SCR là không tốt và tồn tại nhiều rủi ro.

Xem thêm về Điểm khó khăn, rủi roPhân tích chỉ số tài chính tại Alphabia.vn