Khủng hoảng “rút tiền hàng loạt" là dấu hiệu ảnh hưởng đầu tiên khi Fed tăng mạnh lãi suất

 | 15/03/2023 09:44

Với sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley, câu hỏi về khả năng 1 cuộc khủng hoảng “rút tiền hàng loạt" lan rộng giữa các ngân hàng trong khu vực.

Khủng hoảng “rút tiền hàng loạt" là vấn đề trong hệ thống tài chính ngày nay do ngân hàng dự trữ một phần. Theo hệ thống này, chỉ một phần tiền gửi của ngân hàng phải có sẵn để rút. Trong hệ thống này, một ngân hàng chỉ giữ một lượng tiền mặt cụ thể trong tay và cho vay từ các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được.

Ngân hàng dự trữ không phải là vấn đề miễn là mọi người giữ bình tĩnh. Như tôi đã lưu ý trước đây:

“Nghịch lý ổn định/không ổn định” giả định rằng tất cả mọi người đều có lý trí nhằm tránh sự khủng hoảng hoàn toàn. Nói cách khác, tất cả mọi người sẽ hành động theo lý trí và không “rút tiền hàng loạt"

Các ngân hàng có một dòng tiền gửi liên tục mà sau đó tạo ra các khoản cho vay. Ngân hàng giám sát chặt chẽ tài sản, tiền gửi và nợ phải trả để duy trì khả năng thanh toán và đáp ứng các yêu cầu về dự trữ và vốn của Liên bang. Các ngân hàng có rủi ro mất khả năng thanh toán tối thiểu trong một môi trường bình thường vì luôn có đủ dòng tiền gửi để chi trả cho các yêu cầu rút tiền.

Tuy nhiên, trong trường hợp “rút tiền hàng loạt", nhiều khách hàng của một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác đồng loạt rút tiền gửi của họ do lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi nhiều người rút tiền của họ, xác suất vỡ nợ tăng lên, dẫn đến việc rút thêm tiền gửi. Cuối cùng, dự trữ của ngân hàng không đủ để chi trả cho việc rút tiền dẫn đến sụp đổ.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã cảnh báo vào tháng 1 năm 2022 (2 tháng trước đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed):

“Sự lên xuống của giá cổ phiếu có rất ít sự liên quan đến người Mỹ bình thường và sự tham gia của họ vào nền kinh tế trong nước. Lãi suất là một vấn đề hoàn toàn khác.”

Và, như đã thảo luận trước đây:

“Nền kinh tế và thị trường (do động lực hiện tại) có thể ĐÁNH LỪA quy luật hấp dẫn tài chính khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng, chúng hoạt động như một “chiếc phanh” đối với hoạt động kinh tế. Đó là bởi vì lãi suất cao hơn tác động TIÊU CỰC đến một nền kinh tế có đòn bẩy cao.”