Giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón

 | 15/06/2021 13:16

Giá hàng hóa nông sản tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới

Sau khi tạo đáy vào T4/2020 do khủng hoảng COVID–19, giá nông sản đã có sự hồi phục mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất 5 năm. Chỉ sốgiá nông sản và ngũ cốc của WorldBank (WB) có mức tăng lần lượt 36.6% và 36.4% từ đáy T4/2020.

Giá phân bón thế giới và Việt Nam

Giá phân bón thế giới có độ trễ 2 tháng so với giá nông sản khi tạo đáy vào T6/2020, từ đây, chỉ số giá phân bón của WorldBank (WB) đã tăng 58.8%, cao nhất 5 năm trở lại đây.

Giá phân bón Việt Nam tạo đáy trong khoảng T7–10/2020, và chỉ thực sự tăng mạnh từ cuối T12/2020. Bên cạnh giá, khối lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 8.2% CK. Trái ngược với xu hướng giảm trong những năm trước đó.

Nhu cầu tăng kéo theo giá nguyên liệu đầu vào

Giá các loại nguyên liệu đầu vào ngành phân bón đều có mức tăng giá mạnh mẽ. Tính từ đáy khủng khoảng COVID–19, 31/03/2020, khí thiên nhiên tăng 106%, dầu nhiên liệu (dầu FO, giá bán khí ở Việt Nam được neo theo giá dầu FO) tăng 106%, acid phosphoric tại Trung Quốc tăng 58%, quặng phosphoric Bắc Phi tăng 80%. Chỉ riêng giá Kali thế giới hiện tại mới bắt đầu hồi phục về mức trước dịch, nhưng đang tăng khá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ.

Giá nông sản neo ở mức cao, sẽ hỗ trợ ngành phân bón

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Giá bán và chi phí đầu vào đều đã tăng mạnh, khiến triển vọng ngắn hạn trở nên khó dự đoán. Tuy nhiên về trung hạn, nếu giá nông sản giữ được mức cao hay tiếp tục tăng sẽ hỗ trợ cho ngành phân bón.

Diện tích đất canh tác có xu hướng thu hẹp dần trong dài hạn

Diện tích đất canh tác tiếp tục giảm

Theo Tổng Cục Thống Kê (TCTK), tổng diện tích canh tác đạt đỉnh trong 2013 và bắt đầu xu hướng giảm với CAGR -1%/năm, và có xu hướng tăng tốc trong 2 năm gần đây (2018–2019).

Sự suy giảm chủ yếu đến từ diện tích trồng các loại cây có mùa vụ hàng năm như lúa, ngô, mía… (CAGR - 1.4%/năm, 2 năm gần nhất giảm 2.1%–2.5%). Có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng rõ rệt từ các cây có mùa vụ hàng năm sang cây lâu năm: cây ăn trái, cây công nghiệp.

Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thu hút lao động nông nghiệp từ nông thôn, khiến tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm một cách bền vững từ 2005 đến nay. Đi kèm với đó là tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cũng suy giảm.

Tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP của Việt Nam đang ở mức 14% (trung bình thế giới 10.2%, WB), tuy nhiên lại sử dụng tới 37% tỉ lệ lao động (trung bình thế giới 27%).

Tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đã ở mức cao so với thế giới

Theo thống kê từ WB, năm 2018, trung bình Việt Nam sử dụng 415 Kg phân bón trên mỗi hecta đất canh tác. ở mức cao nhất trong khu vực. Đổi lại, sản lượng ngũ cốc cũng đạt mức khá cao, 5,685 Kg/ha.

Từ năm 2013 mức độ tiêu thụ phân bón/ha của Việt Nam đạt đỉnh ở mức 484Kg/ha và giảm dần về 415 Kg/ha năm 2018.

Điều này cho thấy mức độ thâm nhập thị trường của phân bón đã sớm tới giới hạn

Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành

KQKD có nhiều chuyến biến tích cực

Các doanh nghiệp ngành phân bón trên sàn mà chúng tôi quan sát (DCM (HM:DCM), DPM (HM:DPM), DDV, DHB, BFC (HM:BFC), LAS (HN:LAS), SFG) đều có KQKD tích cực trong 2 quý gần đây, sự cải thiện đến cả từ doanh thu lẫn biên lợi nhuận.

Tiếp tục chờ chính sách mới về thuế GTGT

Ngày 6/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 48/NQ–CP về phiên họp thường kỳ tháng 4/2021, quyết định các dự án luật sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021. Như vậy khả năng sẽ không có nghị quyết riêng cho thuế GTGT ngành phân bón mà phải chờ ban hành cùng lúc với các ngành khác.

Giá nông sản thế giới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về phân bón

1. Giá hàng hóa nông sản tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới

Sau khi tạo đáy vào T4/2020 do khủng hoảng COVID–19, giá nông sản đã có sự hồi phục mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất 5 năm. Chỉ số giá nông sản và ngũ cốc của WorldBank (WB) có mức tăng lần lượt 36.6% và 36.4% từ đáy T4/2020.