Cú sốc đầu năm

 | 03/02/2023 10:01

Nhận định thị trường

Cú sốc đầu năm

Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã có tuần điều chỉnh đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Âm lịch. Trong tuần, VN-Index đã để mât 39,95 điểm, tương ứng với -3,6% để chốt tuần tại 1.077,15. Diễn biến giảm điểm đã xuất hiện ngay trong phiên đầu tuần, chỉ số sau đó đã có phiên hồi phục tuy nhiên áp lực bán đã kéo VN-Index giảm điểm trong 3 phiên còn lại của tuần. So với diễn biến của các thị trường chứng khoán lớn trong tuần thì VN-Index có mức giảm mạnh thứ 3 trên thế giới và ngược chiều với hầu hết các thị trường Châu á trừ 2 chỉ số quan trọng của thị trường Trung Quốc là Hangseng và Shanghai.

VHM (HM:VHM) và VIC (HM:VIC) là 2 cổ phiếu dẫn đầu diễn biến giảm điểm trong tuần với mức ảnh hưởng đến VN-Index lần lượt là -5,7 điểm và -3,1 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có 5 đại diện trong top ảnh hưởng tiêu cực là VPB (HM:VPB), TCB (HM:TCB), ACB (HM:ACB), CTG (HM:CTG) và BID (HM:BID) với tổng mức ảnh hưởng là -28,1 điểm. Chiều tăng điểm, trong top 10 xuât hiện 2 cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa trung bình là SBT (HM:SBT) và ACG với mức tăng lần lượt 11,8% và 13,4% trong tuần.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 1.800 tỷ đồng trong tuần. HPG (HM:HPG) vẫn là cái tên được khối ngoại ưa thích khi mua ròng đến 867 đồng dù cổ phiếu này đã công bố lỗ trong Q4/2022, STB (HM:STB) xếp vị trí thứ 2 với giá trị mua ròng 337 tỷ đồng. Chiều bán ròng, khối này bán VNM (HM:VNM) mạnh nhất với giá trị 236 tỷ đồng.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Nhịp giảm điểm trong tuần khiến chúng tôi tỏ ra lo ngại khi xuất hiện phiên giảm mạnh với khối lượng lớn vào ngày 01/02. Dấu hiệu cân bằng đã xuất hiện khi VN-Index về vùng 1.060 – 1.070, tuy nhiên nếu VN-Index hồi phục thì chỉ số sẽ sớm đối mặt với lượng cung lớn tại vùng 1.100 – 1.011. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -6 (TIÊU CỰC). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 13,9 lần

Cập nhật kỹ thuật các chỉ số