Chứng khoán Hoa Kỳ tăng, liệu RBA có thực hiện nới lỏng lần đầu?

 | 03/03/2020 02:51

h2 Đánh giá thị trường ngoại hối ngày 03.02.20/h2

h3 Theo Kathy Lien, Giám đốc chiến lược ngoại hối tại BK Asset Management/h3

Câu chuyện đáng chú ý nhất hôm qua là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones tăng hơn 1200 điểm trong ngày, mở rộng mức tăng hôm thứ Sáu. Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ không đạt kỳ vọng một cách bất ngờ, với chỉ số ISM khu vực sản xuất giảm xuống 50,1 từ mức 50,9. Sự chậm lại của kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến kinh tế Hoa Kỳ với hoạt động sản xuất về cơ bản là bị đình trệ trong tháng Hai. Khi dữ liệu tháng ba được công bố, có vẻ như chắc chắn sẽ có sự giảm sút. Ở Trung Quốc, hoạt động sản xuất chạm mức thấp kỷ lục theo dữ liệu PMI mới nhất và với sự bùng phát của virus corona ở Mỹ (số người chết cũng đã tăng lên), thị trường chứng khoán nhẽ ra phải giao dịch thấp hơn chứ không tăng. Nhưng thị trường chứng khoán dường như vẫn đóng cửa mạnh mẽ với hi vọng rằng sẽ có các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kích thích thị trường.

Hôm thứ Sáu, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang đã mô tả virus corona như “rủi ro liên quan” đến nền kinh tế. Điều này mở ra cơ hội thực hiện cắt giảm lãi suất và khiến các nhà đầu tư tìm kiếm một động thái xen kẽ trong tháng này. Trong 24 giờ mới đây, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh đã cam kết sẽ hỗ trợ nền kinh tế nếu cần. Ủy ban Châu Âu đang nói về “sự phối hợp mạnh mẽ ở mọi cấp độ”, bao gồm cả khả năng kết hợp với chính sách tài khóa. Các Bộ trưởng tài chính của các nước G7 dự kiến sẽ tổ chức cuộc hội đàm vào thứ Ba để thảo luận về giải pháp đối phó với tác động kinh tế của virus corona lúc 7:00 AM ET (12 GMT) – hai tiếng rưỡi trước khi thị trường Hoa Kỳ mở cửa. Một số giải pháp đang được thực hiện. Các ngân hàng Trung ương đã hứa sẽ đảm bảo sự ổn định và sự phục hồi trên thị trường chứng khoán đã phản ánh kỳ vọng của thị trường về các hành động phối hợp trong những ngày tới hoặc ít nhất là những tuần tới.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Ngân hàng dự trữ Úc có tham gia cùng các Ngân hàng Trung ương khác và giảm lãi suất một cách chủ động trong cuộc họp tối nay. Việc cắt giảm lãi suất ¼ điểm gần như được dự đoán với vài nhận định cho rằng đây chỉ còn là câu hỏi rằng sẽ cắt giảm 25 pb trong tháng 3 và 25 bp trong tháng 4 hay 50 điểm vào hôm nay. Trong khi không có nghi ngờ gì về việc virus Corona sẽ tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Úc, cho đến nay, dữ liệu kinh tế đã được duy trì tốt. Có thể thấy ở bảng dưới đây, có sự cải thiện trong doanh số bán lẻ, niềm tin tiêu dùng, tuyển dụng toàn thời gian, thị trường nhà ở và niềm tin kinh doanh. Tuy nhiên, sự thu hẹp ngày càng rõ trong khu vực sản xuất và dịch vụ đã cho thấy câu chuyện thực sự.

Vào giữa tháng Hai, Thống đốc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) Lowe đã khẳng định rằng virus Corona đang có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục và du lịch. Biên bản cuộc họp của RBA công bố rằng ngay cả tháng trước, họ cũng đã thảo luận về khả năng cắt giảm lãi suất. Vì thế, với mức độ lây lan của virus corona trong những tuần gần đây và số lượng người chết ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng dự trữ Úc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài quyết định cắt giảm lãi suất. Với bình luận đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự cắt giảm 25 điểm cơ bản với cam kết nới lỏng hơn nữa trong những tháng tới. Ngân hàng dự trữ Úc có thể muốn chờ đợi và quan sát xem phản ứng kết hợp toàn cầu nào sẽ cần thiết và với việc chỉ giảm ¼ điểm, họ đang thận trọng để tiếp tục thực hiện nới lỏng sau này. Dù thể nào, triển vọng của đồng AUD sẽ tương đối khó khăn vì Ngân hàng dự trữ Úc sẽ là một trong các ngân hàng đầu tiên đưa ra phản ứng.