5 lý do khiến đồng Euro có khả năng sẽ thấp hơn mức 1,16

 | 13/10/2020 21:55

Đồng Euro cuối cùng đã phá vỡ mức hỗ trợ vào thứ Ba khi trải qua một đợt giảm giá mạnh nhất trong ba tuần so với đô la Mỹ. Chúng tôi đã đưa ra các cảnh báo về việc bán tháo đối với đồng tiền này trong nhiều ngày nay vì sự gia tăng quá nhah các trường hợp Coronavirus mới gây ra rủi ro lớn cho triển vọng của khu vực Eurozone. Pháp, Đức và Tây Ban Nha đều báo cáo các trường hợp tăng đột biến đáng kể - chúng tôi tin rằng tin tức này sẽ gây ra các lo ngại đáng kể cho nhà đầu tư và lãnh đạo của các ngân hàng trung ương. Cuối cùng thì thị trường tiền tệ cũng có thể thấy được bằng chứng về sự suy giảm đó vào ngày hôm nay với các báo cáo tiêu cực trong các cuộc khảo sát của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và cuộc khảo sát ZEW của Đức. Theo Chủ tịch ZEW – Achim Wambach – chỉ số của Đức đã giảm từ 77,4 xuống 56,1 do “sự gia tăng kỷ lục các trường hợp Covid-19 gần đây khiến cho triển vọng kinh tế trong tương lai càng trở nên không chắc chắn”. Hôm nay, thành viên Klaas Knot của ECB cũng cho biết tăng trưởng ở Châu Âu dường như đang chậm lại. Không nghi ngờ gì rằng triển vọng của khu vực đang xấu đi một cách nhanh chóng và với rủi ro tăng cao do các vấn đề về vắc xin và kích thích, con đường ít kháng cự nhất đối với đồng Euro sẽ thấp hơn. Tối thiểu, chúng tôi đang tìm kiếm mức thử nghiệm tại 1,16, nhưng mức giảm mạnh hơn có thể xảy ra vì những lý do sau:

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

1. Làn sóng vi rút thứ hai lan rộng khắp Châu Âu

Các ca nhiễm Coronavirus mới đang bùng phát ở Châu Âu làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này có thể trở lại thời kỳ khó khăn như giai đoạn đầu năm nay. Số ca nhiễm hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 26.896 vào cuối tuần ở Pháp và đang dao động trên 10.000 một ngày ở Tây Ban Nha. Vào tháng 3, các trường hợp ở Pháp đạt mức cao nhất là 7.578 và ở Tây Ban Nha là 9.159. Ngay cả Đức cũng báo cáo hơn 4.000 trường hợp. Các quốc gia trên khắp Châu Âu đã áp đặt các hạn chế mới và nhiều khả năng sẽ kéo dài. Dù nhìn theo cách nào, nền kinh tế Eurozone sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng thứ hai.

2. Lockdowns từng phần có thể đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra suy thoái kép

Trạng thái đóng cửa từng phần này sẽ “giết chết” sự phục hồi của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Trong suốt mùa hè, các nhà kinh tế đã có những dự đoán tích cực về sự phục hồi trong nửa cuối năm của khu vực. Nhưng với tình hình hiện tại, sẽ thật may mắn nếu có thể thoát khỏi cuộc suy thoái kép. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu thấy dữ liệu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu xấu đi nhưng vào tháng tới, khi số liệu tháng 10 được công bố, chúng tôi sẽ xem xét về mức độ ảnh hưởng của những hạn chế mới này đối với các nền kinh tế. Trong quý II, GDP của Eurozone giảm 11,8%. Chúng tôi có thể không thấy mức giảm hai con số trong khoảng thời gian này vì các chính phủ đang cố gắng tránh đóng cửa hoàn toàn, nhưng có khả năng rất cao sẽ giảm trong quý IV. Tác động lên đồng Euro có thể là đáng kể. Trước đó vào tháng 3, đồng tiền này đã giảm từ mức cao 1,15 xuống mức thấp nhất là 1,0637 trong vài tuần. Ngoài ra còn có sự biến động lớn khi các nhà đầu tư xem xét thiệt hại đối với nền kinh tế.

3. Thêm các chính sách nới lỏng của ECB

Trừ khi các quốc gia Eurozone đột nhiên kiểm soát được những đợt bùng phát này, nhiều người tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cần phải tăng cường Chương trình Mua hàng khẩn cấp cho Đại dịch vào cuối năm nay. Chỉ riêng trên cơ sở lạm phát, vốn đã đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 9, cần phải nới lỏng nhiều hơn để đạt mức lạm phát kỳ vọng đó. Tuy nhiên, hiện tại khi sự phục hồi trong nửa cuối năm đang gặp rủi ro, ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Việc cắt giảm lãi suất cũng được thảo luận nhiều hơn, nhưng biện pháp này được coi là kém hiệu quả hơn việc mở rộng hoặc kéo dài PEPP. Tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết họ “sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ để tạo ra kết quả hiệu quả nhất” nếu nền kinh tế xấu đi.

4. Sự không chắc chắn của Bầu cử Hoa Kỳ

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Hoa Kỳ cũng có thể khiến các nhà đầu tư thoát ra khỏi các đồng tiền rủi ro như đồng Euro. Sự yêu thích rủi ro và sự phục hồi của chứng khoán là những lý do duy nhất khiến đồng Euro tăng cao. Mỗi tiêu đề kích thích tích cực của Hoa Kỳ đã nâng giá tiền tệ, nhưng khi cuộc bầu cử gần đến, sự không chắc chắn cũng tăng theo. Tổng thống Donald Trump muốn nhanh chóng đưa ra một gói kích thích hoặc một dự luật cứu trợ với quy mô nhỏ hơn trước cuộc bầu cử, nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cảm thấy đề xuất của họ quá thấp. Trump cũng có thể không tiêm vắc xin trước khi bầu cử sau khi Johnson & Johnson tạm dừng thử nghiệm vắc-xin do bệnh không rõ nguyên nhân và Eli Lily đã đình chỉ các thử nghiệm kháng thể do lo ngại về an toàn. Giữa đồng Euro đang trở nên tiêu cực hơn và luồng tin tức của Mỹ, việc chốt lời diện rộng có thể xảy ra đối với đồng Euro.

5. Đức – Hoa Kỳ. Lợi tức trái phiếu chênh lệch ở mức rộng nhất kể từ tháng 3

Cuối cùng, là vấn đề Đức – Hoa Kỳ. Mức chênh lệch lợi tức 10 năm rộng nhất kể từ tháng 3. Đây là sự phản ánh của tất cả các vấn đề chúng tôi đã nói. Các nhà giao dịch trái phiếu kỳ vọng sẽ có thêm biện pháp kích thích từ ECB và ngân hàng trung ương có thể sẽ cung cấp các hỗ trợ này trước giai đoạn cuối năm nay. Các loại tiền tệ lấy tín hiệu từ trái phiếu và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi đồng Euro kéo theo mức lãi suất chênh lệch thấp hơn.