3 cổ phiếu 4M đáng để đầu tư tại Việt Nam

 | 24/09/2019 06:31

Phil Town và bộ tiêu chí lựa chọn cổ phiếu 4M đã không còn xa lạ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt sau khi 2 cuốn sách “Nguyên tắc số 1 (Ruler #1)” và “Ngày đòi nợ (Payback time)” của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Với thành tích biến số tiền từ 1000 đô lên 1 triệu đô chỉ trong vòng 5 năm từ 1980 đến 1985, Phil Town được xem là một trong những nhà đầu tư tay ngang thành công nhất trên thị trường lúc bấy giờ.

Khác với những cái tên như Warren Buffett, Peter Lynch, William O'Neil… bản thân ông không có xuất phát điểm từ lĩnh vực tài chính, vì vậy mà những nguyên tắc và tiêu chí trong bộ tiêu chí đầu tư 4M của ông tương đối đơn giản, phù hợp và tỏ ra hiệu quả với đa phần nhà đầu tư cá nhân.

“Bộ tiêu chí 4M” được xây dựng quanh 4 chữ M: Meaning (Hiểu biết), Moat (Lợi thế cạnh tranh), Management (Ban lãnh đạo) và Margin-of-Safety (Biên an toàn), nhằm mục đích trả lời câu hỏi: có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không? Bằng cách lượng hóa những tiêu chí định tính kia, ta có thể xây dựng một danh mục đầu tư từ những cổ phiếu theo phương pháp 4M cho riêng mình.

Định lượng tiêu chí 4M của Phil Town

Meaning – Hiểu biết: Tiêu chí đầu tiên trong 4 tiêu chí của Phil Town yêu cầu bạn phải hiểu rõ về ngành nghề và doanh nghiệp bạn muốn đầu tư. Hãy lựa chọn một doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn có thể am hiểu, thường thì nằm trong 3 vòng tròn hiểu biết của bạn: vòng tròn sử dụng, vòn tròn đam mê và vòng tròn công việc. Nhà đầu tư cũng nên hạn chế với những doanh nghiệp đa ngành và nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản, bởi đây là những nhóm ngành đòi hỏi năng lực phân tích và chuyên môn cao.

Tải ứng dụng
Tham gia cùng hàng triệu người dùng để luôn nắm bắt thông tin thị trường tài chính toàn cầu với Investing.com.
Tải Xuống Ngay

Moat - Lợi thế cạnh: Hay còn được Buffett gọi là những “con Hào kinh tế” trong kinh doanh. Những con hào cao lớn và vững chắc có thể giúp doanh nghiệp trụ vững trước biến động của thị trường và tạo tiền ổn định trong dài hạn. Bằng cách sử dụng những chỉ số sau, nhà đầu tư có thể xác định được doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh và phát triển bền vững hay không:

*Biên lãi gôp duy trì mức cao: Là chỉ số quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Đặc thù mỗi ngành sẽ có mức sử dụng chi phí và biên lãi khác nhau, tuy nhiên với những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vượt trội thì tỷ số biên lãi gộp tối thiểu phải trên 30%.

*Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều đặn: Nếu biên lãi là điều kiện cần của một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thì kết quả kinh doanh là kết quả thu được. Một doanh nghiệp có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong thời gian dài từ 10-15 năm là những doanh nghiệp có nội lực thực sự.

*Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE cao và ổn định: Chỉ số tài chính quan trọng mà Buffett và các nhà đầu tư dài hạn yêu thích hàng đầu, chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời cao hay thấp của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên đòi hỏi chỉ số này tối thiểu là 20% và duy trì ổn định trong vòng 5-10 năm gần nhất.

*Lợi nhuận sau thuế/dòng tiền kinh doanh không vượt quá 2 lần: Về dài hạn, dòng tiền kinh doanh là xương sống, là cốt lõi nuôi dưỡng các hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh đòi hỏi phải có khả năng tạo tiền mặt tốt. Dòng tiền kinh doanh trung bình 3 năm tối thiểu phải bằng 50% lơi nhuận sau thuế, con số này thể hiện doanh nghiệp có khả năng thu tiền tốt, không bị đối tác chiếm dụng vốn và hơn hết nó thể hiện rõ lợi nhuận là có thực hay không.

*Nợ vay/dòng tiền hoạt động kinh doanh ở mức an toàn: đừng quên khả năng chi trả nợ vay của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, việc vay nợ để tái đầu tư là điều cần thiêt. Tuy nhiên phải đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai bằng việc xem xét tỷ số nợ vay/dòng tiền hoạt động kinh doanh. Tỷ số này dưới 3 cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng chi trả nợ vay trong vòng 3 năm nếu không có những biến động quá lớn.

Management - Ban lãnh đạo: Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tăng trưởng, chỉ số tài chính đẹp như mơ vẫn có thể là một công ty tồi nếu ban lãnh đạo tư lợi cá nhân hoặc làm giả các số liệu trên báo cáo tài chính. Một số thủ thuật dưới đây có thể giúp nhà đầu tư phát hiện ra liệu ban lãnh đạo có trung thực với cổ đông của công ty hay không.

*Tỷ trọng khoản phải thu/tổng tài sản thể hiện chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Khoản phải thu là tài khoản dễ biến tấu nhất trên báo cáo tài chính qua các thủ thuật như tạo doanh thu ảo, tăng vốn ảo… Khoản phải thu quá cao trong cơ cấu tài sản là một dấu hiệu lớn cảnh bảo về gian lận tài chính.

*Lợi nhuận cốt lõi thể hiện chất lượng lợi nhuận. Lợi nhuận là con số cuối cùng mà nhà đầu tư quan tâm trên báo cáo tài chính, điều này khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách bóp méo đi chỉ tiêu này. Bằng cách loại bỏ các khoản thu nhập không thường xuyên như lợi nhuận thanh lý tài sản, lợi nhuận đầu tư tài chính, … ta có thể biết được con số lợi nhuận thực từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Tỷ lệ lợi nhuận cốt lõi/tổng lợi nhuận trước thuế tối thiểu 50% để đảm bảo rằng phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

4. Margin of Safety - Biên an toàn: Phil Town khuyên nhà đầu tư nên chờ đợi thời điểm giá cổ phiếu thấp hơn từ 30%-50% so với giá trị thực của doanh nghiệp để có thể vào mua cổ phiếu. Tuy nhiên việc xác định giá trị thực của doanh nghiệp lại là một điều hết sức khó khăn, ngay với cả những chuyên gia tài chính hàng đầu. Bằng cách đơn giản hơn, nhà đầu tư vẫn có thể tìm được những doanh nghiệp tuyệt vời nhưng có mức giá phải chăng với 2 tiêu chí định giá là P/E và PEG

*P/E: phương pháp định giá phổ biến và hiệu quả bậc nhất, thể hiện thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư. Một khoản đầu tư được cho là hời khi đó là doanh nghiệp tuyệt vời nhưng P/E ở mức thấp hơn P/E chung của thị trường hoặc trung bình ngành, con số phù hợp hiện tại ở Việt Nam là dưới 15 lần đối với những công ty đáp ứng hết 3 chữ M đầu tiên.

*PEG: là tỷ số giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cổ phiếu không bị cho là định giá cao nếu P/E thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, hay giá cổ phiếu đủ hấp dẫn khi PEG có giá trị dưới 1.

Đi tìm những cổ phiếu đáp ứng 4M tại Việt Nam

Với những tiêu chí đã lượng hóa kể trên chúng ta có thể tìm ra được 11 doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí 4M trong tổng số gần 1700 danh nghiệp trên thị trường. 11 cái tên đó bao gồm: BWS, DSN, FOC, HUG, NSC, SAS, SBM, SGN, TLG, VCW, WCS. Dưới đây là ba cái tên đáng được quan tâm nhất.