Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Chủ nhân Nobel Kinh tế không hài lòng cách Mỹ đối phó Covid-19

Ngày đăng 15:57 04/04/2020
Cập nhật 09:00 04/04/2020
Chủ nhân Nobel Kinh tế không hài lòng cách Mỹ đối phó Covid-19

Vietstock - Chủ nhân Nobel Kinh tế không hài lòng cách Mỹ đối phó Covid-19

Nhà kinh tế học Paul Krugman nói gói 2.000 tỷ USD vẫn chưa đủ và nước Mỹ đang mang một "quả bom tài chính" hẹn giờ chờ nổ sau dịch.

* Kinh tế Mỹ mất hơn 700,000 việc làm chỉ trong 2 tuần đầu tháng 3, tồi tệ nhất từ năm 2009

* S&P duy trì xếp hạng AA+ với nợ công của Mỹ bất chấp dịch COVID-19

* CBO: Kinh tế Mỹ sẽ giảm 7%, thất nghiệp vượt 10% trong quý 2

Paul Krugman là nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel và là tác giả của nhiều đầu sách kinh tế, bao gồm quyển "Arguing with Zombies: Economics, Politics, and the Fight for a Better Future". Trong cuộc trò chuyện với Tổng biên tập Business Insider Sara Silverstein mới đây, ông nói rằng nước Mỹ đã phản ứng với Covid-19 quá chậm chạp.

'Đừng giống như Mỹ'

Theo ông, từ tháng 1/2020, dịch bệnh này rõ ràng là một rủi ro cực kỳ lớn. Lẽ ra, Mỹ nên xét nghiệm diện rộng và cách ly xã hội sớm hơn để ngăn chặn sự lây lan của nó. "Chúng ta thực sự đã không nghiêm túc hoặc Washington đã không nghiêm túc", ông nói. Sự thờ ơ trước virus, tương tự chuyện không bận tâm về biến đổi khí hậu, sẽ khiến "hàng chục nghìn người chết không cần thiết ở đất nước này".

Đến nay, Mỹ vẫn không làm đủ những gì cần thiết trong một trường hợp khẩn cấp. Đó là liên bang hóa việc sản xuất các thiết bị y tế thiết yếu. Máy thở và các thiết bị khác vẫn không có sự điều phối cung ứng mà vẫn là một là một thị trường "hoang dã". 

"Vâng, đừng giống như Mỹ. Chúng ta đã hỏng việc ở nhiều cấp độ. Chúng ta hoàn toàn thất bại. Những người khác có thể nói rõ hơn về các phản ứng ở mặt y tế, nhưng rõ ràng chúng ta xét nghiệm không kịp thời, thiếu thốn thiết bị y tế. Chúng ta chần chừ quá lâu để quyết định cách ly xã hội", ông bình luận.

Paul Krugman cho rằng các quốc gia khác cũng phản ứng về kinh tế tốt hơn Mỹ. Đảng Cộng hòa nghĩ giảm thuế là câu trả lời cho mọi thứ. Nhưng hãy nhìn vào Đan Mạch, với những công ty vẫn giữ công nhân ở lại. Chính phủ Mỹ giờ mới có động thái hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ hơn, nhưng theo ông, Mỹ vẫn thuộc hàng phản ứng kinh tế yếu nhất trong các nước G7 trước đại dịch này.

Nhà kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman. Ảnh: Business Insider

2.000 tỷ USD không đủ

Về gói 2.000 tỷ USD, Paul Krugman cho biết ông cảm thấy khó chịu khi ai đó cho rằng đó là một gói kích thích kinh tế. Theo ông, về bản chất thì đó chỉ là một gói cứu trợ thiên tai quy mô lớn.

Ông giải thích, việc đóng cửa những hoạt động kinh doanh không quan trọng là tốt. Chính sách này nhằm hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, có một rắc rối là những người thất nghiệp vì chính sách này sẽ sống bằng gì? Những doanh nghiệp không được hoạt động thì tồn tại bằng gì? Đó là lý do nền kinh tế cần một gói cứu trợ lớn.

"Những điều thực sự quan trọng là trợ cấp thất nghiệp, tiền mặt cho gia đình, cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, nhằm cho phép những người bị ảnh hưởng nhất vượt qua đại dịch với mức độ khó khăn tài chính tối thiểu", ông nói đó chính là cứu trợ.

Nhà kinh tế học cho biết, có những phần của nền kinh tế Mỹ vẫn "còn sống" và mọi người không muốn nó sụp đổ vì lý do không ai có tiền để chi tiêu. Gói 2.000 tỷ USD này tất nhiên vẫn có một vài kích thích nhưng nó chủ yếu là một dự luật cứu trợ thảm họa khổng lồ.

Theo đánh giá của Paul Krugman về gói này, khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ nhằm duy trì trả lương cho nhân viên, được thiết kế tốt. Kế hoạch phát tiền 1.200 USD cho mỗi người cũng là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, chính quyền đang định chỉ phát cho những người có mã số thuế hoặc từng đóng thuế. Nhưng theo ông, số tiền này nên được phát cho tất cả thì mới tiếp cận đủ những người mới thật sự cần và bớt khó khăn trong triển khai.

Trong khi đó, khoản cho vay doanh nghiệp lớn khiến ông lo lắng về khả năng xuất hiện tham nhũng. Nhìn chung, ông cho rằng, 80% chi tiêu của gói này là hợp lý, và 20% còn lại thì không rõ để nhận định.

Và một vấn đề lớn là 2.000 tỷ USD vẫn không đủ.

"Trợ cấp thất nghiệp và cho vay doanh nghiệp nhỏ là hai việc tốn kém rất lớn. Tiền cứu trợ cho các chính quyền tiểu bang cũng không đủ. Trong lúc đó, chương trình phát tiền thì đang rắc rối và phức tạp để tất cả có thể nhận được", ông bình luận.

Vậy bao nhiêu tiền là đủ? Paul Krugman nói rằng mọi người đang ước lượng đâu đó khoảng 20-25% nền kinh tế Mỹ sẽ ngừng hoạt đông trong một thời gian dài và gói cứu trợ là để bù vào phần đó. Về cơ bản, Mỹ đang cố gắng trợ cấp một phần lớn cho những đối tượng trong nhóm đó. 

"Chúng ta đang có một nền kinh tế trị giá 20.000 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy, không khó để tính trong trường hợp này thì cần 4.000-5.000 tỷ USD. Câu trả lời chính là đi vay", ông nhận định.

Ông nói rằng, trong đại dịch, đầu tư của khu vực tư nhân giảm xuống và tiết kiệm tăng lên. Thậm chí, người dân dù đang chi tiêu khi ở trong nhà nhưng họ cũng đã cắt giảm nhiều những chi tiêu như khi ra ngoài và tiền chỉ đơn giản là đang nằm trong tài khoản tiết kiệm.

"Chúng ta có khoản thặng dư khổng lồ này trong khu vực tư nhân và số tiền này đang tìm chỗ để dùng. Do lãi suất thực đang âm nên điều này có nghĩa chính phủ đang có một lượng vốn miễn phí. Vì vậy, hãy mượn nó", ông khuyến nghị.

Fed đang làm việc tốt

Với thị trường tài chính, Paul Krugman đánh giá Fed vẫn tỏ ra là còn năng lực để kiểm soát và đang giữ cho thị trường tài chính ổn định. Ông cho rằng Fed chắc chắn cần phải mua trái phiếu địa phương để gỡ áp lực thiếu hụt tiền bạc cho các tiểu bang. Fed hiện không mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng ông cho rằng đó là điều nên làm, hoặc chí ít là sẵn lòng làm.

Ví dụ, ECB thời Chủ tịch Mario Draghi từng nói sẵn sàng mua trái phiếu của các quốc gia ngập trong nợ nần. Nhưng hóa ra, ông ta không bao giờ thực hiện điều đó. ECB lúc ấy chỉ tuyên bố miệng, tỏ thái độ là có thể làm, để ổn định thị trường.

Thị trường chưa xấu đến mức Fed cần phải ra tay mua các cổ phiếu, nhưng nó cũng là một khả năng. Có người hỏi rằng, sao Fed không tham gia phát tiền cho người dân? Điều này không cho phép về mặt pháp lý. Tuy nhiên, với giải pháp mua những loại tài sản vừa nêu, theo ông, Fed nên tỏ ra sẵn sàng mua lại khi cần thiết.

Mỹ đang có 'quả bom tài chính hẹn giờ'

Nhà kinh tế học này nói rằng, mọi người cũng đang bàn chuyện trong dịch mà hầu như không ai nhìn xem sau 4-5 tháng khi đại dịch lắng xuống thì nền kinh tế sẽ gặp vấn đề gì. Theo ông, đó là lúc cuộc khủng hoảng tài chính cấp tiểu bang ập đến, lúc mà các chương trình trợ cấp thất nghiệp mùa dịch cũng hết hạn. "Chúng ta có một quả bom tài chính khổng lồ với một chiếc đồng hồ đếm ngược gắn trên nó, và tôi gần như không thấy ai nhắc về điều đó", ông nhận định.

Theo phân tích của ông, các chính quyền tiểu bang đang thất thu thuế và nặng gánh chi phí hơn. Do đó, họ phải tiến hành điều chỉnh hoạt động trong tương lai gần, bằng cách sa thải. Và đến khi nền kinh tế đã thoát dịch và sẵn sàng phục hồi thì sao?

Đó là lúc sa thải hàng loạt đã xong xuôi, trợ cấp thất nghiệp cũng bị cắt giảm lại. Và chính điều này làm suy yếu quá trình phục hồi. Nó cũng tương tự với khủng hoảng 2008-2009, khi nước Mỹ phản ứng khá hiệu quả với cuộc khủng hoảng. Nhưng sau đó, những chấn thương và các chính sách cứu trợ không còn thì điều có cũng có nghĩa phục hồi rất chậm chạp.

"Chính quyền tiểu bang và địa phương thực sự cần rất nhiều sự giúp đỡ và không nhận đủ tiền cần thiết. Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài, ngay cả khi đại dịch giảm bớt, bởi thực tế là chúng ta sẽ có chính quyền tiểu bang và địa phương đang gặp khó khăn về tài chính", ông nói.

Ngoài ra, nâng mức trợ cấp thất nghiệp chỉ áp dụng cho 4 tháng tới. Vì vậy, nhiều hỗ trợ tài chính sẽ tan biến ngay khi mọi người hy vọng kinh tế sẽ hồi phục. "Tôi thực sự lo lắng rằng sự sụp đổ kinh tế có thể kéo dài, lâu hơn nhiều so với mọi người đang nghĩ", ông nói.

Theo Paul Krugman, Mỹ đang có một nền kinh tế yếu hơn nhiều người cảm thấy, dù trước đó tỷ lệ thất nghiệp rất nhỏ. Cũng cần lưu ý rằng, tỷ lệ này cũng nằm trong bối cảnh lãi suất đang ở mức rất thấp. Còn nay, lượng người mất việc có lẽ còn nhiều hơn trong cuộc Đại suy thoái. Việc khôi phục lại việc làm sau đại dịch như trước khi nó kéo đến cũng là một thách thức. Nhà Trắng đã bàn bạc đến lần thứ 17 về một cú hích hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Theo ông, điều này là cần thiết vì nước Mỹ cần phát triển thêm cơ sở hạ tầng và cũng để có thêm công ăn việc làm.

Phiên An

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.